Để tìm việc qua mạng thành công.

Lượt xem: 13,349

 

Dư âm hạnh phúc của ngày tốt nghiệp vẫn còn chưa dứt trong bạn. Nhưng cũng đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc tìm công việc đầu tiên cho mình.

Nếu vẫn chưa biết mình sẽ tìm việc gì để thích hợp với tấm bằng tốt nghiệp vừa mới nhận được, bạn cũng đừng nên nản chí bởi theo như kết quả khảo sát của CollegeGrad.com – chuyên trang của một công ty “săn đầu người” cho biết: chỉ 12% trong số các sinh viên tốt nghiệp hằng năm tìm được việc làm đúng với chuyên nghành của họ.

Sau đây là năm cách để tìm việc qua mạng thành công.

1. Đưa thông tin của mình lên các công cụ tìm kiếm.

Sẽ chẳng có gì không tốt khi bạn tự quảng bá hình ảnh cho chính mình, nhất là trong trường hợp những thông tin này giúp ích bạn tìm được công việc cho mình. Tuy nhiên trước khi đăng thông tin lên mạng bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp: thông tin trình bày đẹp, rõ ràng, dễ hiểu và dể sử dụng. Thông thường, các nhà tuyển dụng hay tìm kiếm ứng viên qua các trang web việc làm như Kiemviec.com, Hrvietnam.com, … Vì vậy đăng những thông tin của bạn vào các trang web này sẽ giúp bạn có cơ hội lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng…

2. Quảng cáo cho chính mình.

Dùng Internet để “đánh bóng” hình ảnh mình như một ứng viên đầy tiềm năng. Hãy vào bất cứ một trang web việc làm nào để tạo hồ sơ cho mình. Các cẩm nang nghề nghiệp trực tuyến sẽ hỗ trợ cho bạn tạo một hồ sơ thật hoàn hảo. Tránh đăng những thông tin không đúng sự thật, thổi phồng khả năng của mình… vì chúng chỉ thể hiện sự kém cỏi của bạn mà thôi. Nhấn mạnh những kinh nghiệm mà mình có được từ bất kỳ một công việc nào bạn đã từng làm thời sinh viên, đặc biệt không nên đưa những thông tin về cuộc sống riêng tư của bạn vào trong các hồ sơ xin việc. Nói chung, các thông tin phải được chọn lọc và trau chuốt thật kỹ càng trước khi bạn gửi chúng đến các nhà tuyển dụng.

3. Xây dựng các mối quan hệ.

Không chỉ đưa thông tin của mình lên các trang web việc làm hay các mạng xã hội khác, để có thể tìm được công việc một cách nhanh chóng bạn cũng nên chú ý tới các mối quan hệ khác: bạn bè, những người thân, thậm chí là nhờ thầy cô giới thiệu. Một nhà tuyển dụng lâu năm khuyên các ứng viên nên tận dụng những mối quan hệ này, nhiều khi chúng sẽ cho bạn nhiều cơ hội việc làm nhiều hơn là bạn mong đợi.

4. Lập kế hoạch trước khi bắt tay vào thực hiện

Internet dễ dàng cho phép bạn gửi đi hàng tá Resume (bản thông tin ứng viên), tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn “rải” hồ sơ của mình khắp nơi mà không chú ý đến chất lượng của chúng. Một Resume có chất lượng sẽ có giá trị gấp nhiều lần hàng chục Resume nhưng cẩu thả, sơ sài. Nên xác định trước mình sẽ tìm việc trong lĩnh vực nào, khoanh vùng chúng và bắt đầu tìm hiểu thông tin, xác định mục tiêu cũng như nghiên cứu cơ hội của mình tới đâu. Nên nhớ, những hiểu biết của bạn (được thể hiện trong Resume) sẽ tạo được thiện cảm rất lớn ở các nhà tuyển dụng, vì vậy hãy lập kế hoạch và nghiên cứu mọi thứ thật kỹ trước khi bắt đầu gửi hồ sơ.

5. Đừng quên nói lời cảm ơn.

Và cuối cùng, dù cho nhờ có sự hỗ trợ từ Internet mà bạn được nhà tuyển dụng mời phỏng vấn, thì bạn cũng đừng quên gửi đến nhà tuyển dụng một lá thư cảm ơn (càng sớm càng tốt). Một email cảm ơn sau buổi phỏng vấn sẽ gây ấn tượng đặc biệt cho bất kỳ một nhà tuyển dụng nào, chúng sẽ góp phần ghi điểm cho bạn đấy.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay