Để trở thành một freelancer uy tín

Lượt xem: 15,047

Với ưu thế về thời gian, sự chủ động, freelancer đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Công việc tự do vượt ra ngoài phạm vi truyền thống, không phải đi làm đúng giờ, bị quản lý ngày 8 tiếng nơi công sở khiến không ít người lao động hứng thú.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với kiểu làm việc tự do này. Bởi dù thoải mái và chủ động về thời gian nhưng bạn vẫn phải đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn. Hiệu quả công việc phải được thể hiện rõ để lãnh đạo các công ty thuê bạn yên tâm. Bởi vậy, một khi có ý định làm freelancer, tốt nhất, bạn nên tự đánh giá bản thân theo một số tiêu chuẩn sau đây:

Phát triển kỹ năng tự quản lý

Bạn là người thụ động, ngồi đợi người khác giao việc hay bạn luôn chủ động tạo công việc cho mình? Bạn cần có người giám sát hướng dẫn công việc từ A đến Z, cần có người tư vấn khi thực hiện dự án hay đủ tự tin để độc lập giải quyết công việc?

Trở thành một freelancer đòi hỏi bạn phải có đủ năng lực để chủ động trong mọi việc. Càng tự lập, bạn càng có nhiều khả năng thành công. Vì thế, nếu bạn cảm thấy chưa có khả năng tự quản lý mọi việc, tốt nhất, nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định trở thành một freelancer.

Nhưng bạn cần tạo lập uy tín và cho người quản lý thấy rõ hiệu quả công việc bạn làm - (Ảnh minh họa)


Bạn bè, đồng nghiệp đánh giá cao

Freelancer muốn thành công thì bạn phải là người hoạt bát, nhanh nhẹn, có đủ năng lực giải quyết mọi việc. Từ việc lên kế hoạch cụ thể, vạch ra đường đi nước bước đến lúc triển khai, bạn đều là người phụ trách. Người ta chỉ tin tưởng trao dự án cho bạn khi bạn thực sự được đánh giá cao. Sự tin tưởng, ngưỡng mộ từ đồng nghiệp, bạn bè chính là một điểm quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trên con đường trở thành một freelancer thực thụ.

Quản lý hiệu quả công việc

Khi quyết định giao việc cho một freelancer, nghĩa là người ta chấp nhận cho bạn tự do về thời gian và không gò bó về từng đường đi nước bước. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải cho họ thấy được hiệu quả công việc bạn làm.

Người ta không tự nhiên để dễ dàng bỏ ra một khoản không nhỏ thuê freelancer nếu họ không biết bạn làm được những gì. Nếu bạn cứ âm thầm làm việc nhưng người ta không thể hiểu được những việc bạn làm thì sớm hay muộn, vị trí của bạn cũng sẽ rời bỏ bạn mà thôi.

Dù công việc đòi hỏi chi tiết hay tổng quan, bạn cũng nên có báo cáo hằng tuần lên người quản lý - (Ảnh minh họa)


Bởi vậy, dù công việc của bạn tỉ mẩn, chi tiết đến đâu, hằng tuần, bạn cũng nên có kế hoạch và đánh giá những gì đạt được rồi gửi đến họ. Chắc chắn, dù không quản lý bạn hằng ngày nhưng những hiệu quả được thể hiện một cách rõ ràng qua các bản báo cáo cũng khiến người ta yên tâm hơn.

Tạo sự khác biệt

Khác biệt lớn nhất giữa một freelancer với một nhân viên full-time là về thời gian. Người làm việc freelancer phải nhận thức rõ mình hoàn toàn khác so với những nhân viên làm việc theo hình thức truyền thống. Những người khác có thể vội vàng, lo sợ muộn giờ nhưng bạn hoàn toàn có thể đủng đỉnh, ngồi cà phê cũng làm việc được. Vì vậy, freelancer nên tạo cho mình một phong cách riêng, tạo cho mình sự khác biệt so với những người khác.

Không ai phủ nhận ưu thế của công việc freelancer, tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp. Vì thế, bạn nên tự soi mình với những tiêu chí như trên để đưa ra quyết định sáng suốt.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay