Để trở thành một vị sếp tốt

Lượt xem: 18,775

Thật không may mắn nếu bạn phải làm việc cùng với một vị sếp tồi. Nhưng cũng đã có cách để giúp bạn lạc quan hơn trong công việc. Vậy, với bản thân bạn thì sao, nếu bạn là một vị sếp tồi?

Bạn có năng lực nhưng không biết cách quản lý hoặc không có kỹ năng lãnh đạo thì thật khó có thể chèo lái công ty phát triển và đạt được mục tiêu lâu dài. Khi bạn là sếp thì tất nhiên bạn luôn muốn mình trở thành một người hoàn hảo, một vị sếp được lòng nhân viên và gây dựng được hình ảnh uy tín trước mắt mọi người, nhưng phải làm sao đây?

Những cách của chúng tôi dưới đây không chỉ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý của mình mà còn là cách để bạn tạo được lòng tin và có một hình ảnh đẹp trong mắt nhân viên.

Quan sát những vị sếp tài. Người lãnh đạo là phải biết quan sát, lắng nghe và học hỏi, cho nên, hãy dành thời gian tập trung chú ý đến những người quản lý thành công trong công ty xem họ khác với những người quản lý khác như thế nào. Đặc biệt là chú ý đến cách họ thành công trong giao tiếp với nhân viên cấp dưới.

Truyền đạt những mong muốn nhưng tránh quản lý vi mô. Bạn có thể sẽ hiểu rằng những nhà quản lý tốt luôn nói rõ những mong muốn và kết quả cần phải đạt được cho nhân viên, bên cạnh đó còn phải tạo một môi trường làm việc thoải mái để họ đạt được những kết quả đó.

Đưa ra những phản hồi tích cực. Những nhà quản lý thành công thường biết những việc gì mà nhân viên mình làm tốt và có sự ghi nhận kết quả đó, hơn thế còn biết đánh giá cao thành quả đạt được của họ.

Tìm một cố vấn. Khi bạn tìm được một người quản lý trong công ty luôn làm tốt mọi việc, hãy học hỏi những kinh nghiệm của họ. Một người cố vấn sẽ giúp bạn vững tin hơn trong công việc qua những chia sẻ về thách thức và lời khuyên của họ dành cho bạn.

Không ngừng phát triển kỹ năng quản lý. Hãy tận dụng những chương trình đào tạo hoặc tham dự các lớp học về quản lý. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm những lời khuyên trong các cuốn cẩm nang quản lý để nâng cao kỹ năng của mình.

Nếu bạn muốn được nhân viên tin tưởng, bạn phải chứng tỏ mình là một người sếp tốt trong mắt của nhân viên. Bạn nên nhớ những điểm sau:

- Nhân viên cần hiểu rõ về công việc cũng như được chỉ dẫn công việc một cách thuyết phục. Khi họ hưng phấn với những mục tiêu mà bạn đề ra, họ sẽ thoải mái thể hiện, tự do trong sáng tạo và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

- Nếu bạn muốn truyền đạt một điều gì quan trọng, hãy lặp lại nhiều lần để nhân viên kịp ghi nhớ, tránh nói đến chỉ có một lần.

- Không nên phân biệt cấp bậc khi giao việc.

- Những người sếp tồi luôn tìm thấy những khuyết điểm của người khác trong khi những người sếp tốt sẽ tìm kiếm những ưu điểm của nhân viên để khen ngợi và huấn luyện họ trở nên những người tài giỏi thực sự.

Bạn nên biết rằng việc các nhân viên không hứng thú với những kế hoạch hay dự án mà bạn tâm huyết có thể là do ý tưởng của bạn không hay nhưng họ không dám nói ra; cũng có thể ý tưởng đó hay nhưng họ sợ sẽ làm tốt hơn bạn; cũng có thể họ cố gắng làm tốt công việc mà bạn giao phó chỉ vì muốn được thoải mái hơn khi làm việc cùng với bạn mà thôi.

Một người sếp tốt sẽ biết cách dẫn dắt cả nhóm cùng hăng say làm việc và cùng hướng đến những mục tiêu phía trước. Hãy hoàn thiện mình ngay hôm nay để trở thành một người sếp tốt và được tin tưởng dưới mắt các đồng nghiệp của mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay