Để trở thành "nhà quản lý của năm"
Lượt xem: 12,251* Hãy rõ ràng về những điều bạn muốn: Giải thích các nhiệm vụ một cách chi tiết, dễ hiểu. Nhớ rằng bạn càng cụ thể, thì nhân viên càng ít
* Luôn dễ tiếp cận: Việc làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái để họ có thể tìm đến bạn khi gặp khó khăn là rất quan trọng. Nếu bạn tự tạo ra một khoảng cách với nhân viên, thì các khó khăn tiềm tàng có thể tích tụ và bung ra khi bạn không còn đủ thời gian để khắc phục nữa. Đơn giản chỉ vì nhân viên cảm thấy khó gần với bạn và họ giấu nhẹm những điều mình gặp phải.
* Không phê bình nhân viên trước mặt mọi người: Bạn không nên to tiếng và nói rằng nhân viên đã làm gì sai khi có sự hiện diện của những nhân viên khác, cho dù tình hình nghiêm trọng thế nào. Hãy gọi nhân viên gây rắc rối vào phòng riêng và nói chuyện về cách có thể thay đổi hành vi hoặc thói quen làm việc của người đó.
* Tôn trọng nhân viên: Luôn cởi mở lắng nghe ý tưởng của nhân viên về cách cải thiện công việc, khuyến khích họ tìm cách để giải quyết các vấn đề. Khi bạn là quản lý, hãy truyền đạt với mọi người như thể bạn cũng là một thành viên trong nhóm. Dành thời gian để tìm hiểu về cuộc sống của họ bên ngoài văn phòng. Đưa cả nhóm đi ăn và thông báo với họ rằng mục đích của bữa ăn là nói những chuyện không liên quan đến công việc.
* Dành chỗ cho việc mắc lỗi: Đừng vội phản ứng gay gắt khi nhân viên tình cờ mắc phải một lỗi nào đó. Nói về những điều đã xảy ra và khuyến khích nhân viên rút kinh nghiệm. Nhân vô thập toàn. Nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn thừa nhận bạn cũng có thể mắc lỗi.
* Kiểm tra một số nguyên tắc cơ bản: Dựa vào những nhu cầu của doanh nghiệp, bạn nên đưa ra lịch họp hàng tuần để thảo luận về công việc. Lắng nghe kỹ những điều mỗi người nói và nhớ ghi chép. Luôn cập nhật tin tức và chia sẻ những thông tin bạn nhận được từ cấp trên, để tránh những tin đồn không chính xác.