Để xin việc thành công

Lượt xem: 12,826

Để tìm được công việc thích hợp và thể hiện bản thân mình được rõ ràng nhất tại cuộc phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu các xu hướng ngành và tìm hiểu về những công ty bạn mong muốn được càng nhiều càng tốt.

Hãy luôn ghi nhớ những câu sau đây khi bạn bắt đầu công cuộc nghiên cứu của bạn:

- Tôi có thể tìm được các thông tin sâu rộng và chính xác về những công ty mà tôi quan tâm ở đâu?

- Các loại thông tin nào mà tôi muốn biết về mỗi công ty này để giúp tôi viết một thư xin việc tạo được sự chú ý và thể hiện tốt tại cuộc phỏng vấn?

- Tôi cần biết về ngành mà tôi muốn làm việc giúp tôi hỏi và trả lời các câu hỏi thông minh?

- Tôi có tìm và lưu giữ các thông tin này theo cách nào là hiệu quả nhất?

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu

1. Bắt đầu từ phạm vi rộng: nghiên cứu các xu hướng ngành

Ở giai đoạn đầu các cuộc nghiên cứu, bạn nên bắt đầu với các xu hướng ngành trước. đầu tiên hãy tham quan thư viện đại học gần nơi bạn ở nhất. Hãy nhời người thủ thư giúp tìm các hướng dẫn tham khảo và các ấn phẩm có chứa các thông tin về xu hướng ngành

Nói tóm lại bạn cần tìm hiểu:

- Các lĩnh vực tăng trưởng chủ yếu

- Các "đấu thủ" chính và đang lên

- Các thách thức cơ hội chính hoặc các vấn đề tiếm ẩn của ngành đó.

2. Dựa vào cuộc nghiên cứu để xác định bạn muốn làm gì.

Nếu bạn chưa rõ là mình muốn làm trong ngành nào thì có rất nhiều nguồn tham khảo và báo cáo hữu ích về những công việc hấp dẫn và những công ty lý tưởng. Ví dụ vào trang Web của thời báo tài chính và trang web: đầu tư và thương mại Anh Quốc để có được các thông tin rất có tổ chức về các xu hướng torng các khu vực kinh doanh khác nhau ở Anh Quốc. Trang Web nhà Kinh tế cung cấp các thông tin thương mại cụ thể theo quốc gia. Cụng nên tham khảo các trang web của các trường dạy kinh doanh hàng đầu vì chúng hướng dẫn nên đi đâu và vào thư mục nào. Trang web BestofBiz của trường kinh doanh London (www.BestofBiz.com )có ô "Resource Finder" (tìm nguồn) rất hữu ích với các đường dẫn đến các trang web khác, bao gồm Hoovers, Bloomberg, Reuters, Forrester, và Keynote. Ở Việt Nam, bạn có thể vào trang web của Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam (www.vcci.com.vn ), hay Viet Trade - Cục xúc tiến Thương mại

Bước 2: Từ mức độ vĩ mô đến vi mô

1. Nghiên cứu các công ty bạn chọn

Bước tiếp theo là thu hẹp cuộc nghiên cứu của bạn bằng cách tập hợp thông tin về các công ty mà bạn muốn vào làm việc. tập trung tìm hiểu:

- Tầm vóc của tổ chức (doanh thu, lợi nhuận, thị phần, số nhân viên)

- Nhiệm vụ chiến lược của công ty

- Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty

- Các đối tác chủ yếu của công ty

- Các đối thủ cạnh tranh quan trọng của công ty

- Thông tin về văn hoá của tổ chức đó

- Cơ cấu tổ chức công ty

- Các thách thức mang tính chiến lược của công ty

- Chủ đề của các thông tin báo chí gần đây

Ngày nay, phần lớn các công ty đều có trang web, do đó việc có được tất cả các thông tin trên là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nếu công ty bạn quan tâm không có trang web, hoặc bạn không vào được Internet thì hãy đến thư viện địa phương của bạn, ở đó người thủ thư có thể tìm cho các bạn hướng dẫn tham khảo kinh doanh cung cấp các thông tin cơ bản về các công ty cụ thể. Một khi bạn đã tìm thấy tổ chức mà bạn quan tâm, hãy lưu một bản sao báo cáo thường niên của họ. Hãy tải xuống từ trang web của họ hoặc điện thoại cho họ bà đề nghị họ gởi cho bạn một bản sao

2. Nói chuyện với các nhân viên hiện tại của công ty

Nếu công ty bạn quan tâm đặt cơ sở gần nơi bạn sinh sống thì hãy xem liệu bạn có cách nào nói chuyện với một nhân viên nào đó

Bước 3: Suy nghĩ về công việc bạn muốn

1. Nghiên cứu thông tin về một công việc cụ thể:

- Khi bạn tìm một công việc cụ thể trong một công ty cụ thể, bạn sẽ muốn biết:

- Các phẩm chất nào được cần tới

- Nhiệm vụ và trách nhiệm của tôi có thể là gì?

- Mức lương phổ biến cho một công việc như thế là bao nhiêu?

Đa số các câu hỏi này sẽ được giải đáp trong cuộc phỏng vấn của bạn, nhưng nếu bạn có thể thu thập trước thông tin thì bạn sẽ chuẩn bị cho thư xin việc, bản SYLL, và cuộc phỏng vấn của bạn được tốt hơn. Nếu công việc được quảng cáo thì các nhiệm vụ và trách nhiệm cũang sẽ được liệt kê ra. nếu bạn biết chắc rằng một chỗ trống thì hãy đề nghị công ty gửi cho bạn một bản sao mô tả công việc.

2. Cân đối khoảng thời gian bạn bỏ ra với vị trí mà bạn nghiên cứu:

Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí quản trị rất cao cấp trong cùng ngành thì có thể bạn đã biết hầu hết các thông tin liệt kê trên. nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí cấp cao trong một ngành mới thì bạn có thể phải mất vài tuần để nghiên cứu về thị trường công việc của bạn. nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí chuyên môn, bạn không cần biết nhiếu về xu hướng ngành, nhưng bạn nên dành ra vài ngày để nghiên cứu các tổ chức được bạn lựa chọn.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay