Developer là gì? Tìm hiểu mọi thông tin từ A-Z về Developer
Lượt xem: 16,810Cùng với sự chóng mặt của thời đại 4.0 như hiện nay đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn đối với các nhóm ngành thuộc lĩnh vực IT. Trong đó, Developer chính là ngành nghề đang trong tình trạng “khát” ứng viên nhất. Đây là một trong những vị trí việc làm có mức thu nhập hấp dẫn thuộc “top” trên thị trường việc làm nên được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Thông qua bài viết hôm nay, CareerViet sẽ chia sẻ tất tần tật các thông tin hữu ích xoay quanh Developer là gì cũng như một số kỹ năng cần có để ứng tuyển công việc này. Cùng tìm hiểu ngay.
Developer là gì?
Developer là gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi tìm hiểu công việc thuộc lĩnh vực IT. Trên thực tế, Developer là một trong những tên gọi khác của ngành lập trình viên. Vị trí này cũng hay được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên là DEV. Công việc chính của những người này là viết code, tạo ra các phần mềm, chương trình và ứng dụng dùng cho các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc máy tính. Một Developer chuyên nghiệp có khả năng sử dụng đa dạng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế những chương trình cũng như bảo trì chúng. Hiện nay, nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhu cầu tuyển dụng Developer theo đó gia tăng ở các doanh nghiệp, công ty.
Developer là những người viết code, tạo ra các phần mềm, chương trình và ứng dụng dùng cho các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc máy tính (Nguồn: Internet)
Các công việc chính của Developer
Bên cạnh tìm hiểu Developer là gì, nhiều người cũng quan tâm đến công việc cụ thể hằng ngày của ngành nghề này. Thực tế, Developer sẽ được phân ra thành nhiều vị trí, mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau. Nhìn chung, nội dung chính về việc làm của một Developer cơ bản sẽ bao gồm các ý như sau:
- Phân tích về nhu cầu, vấn đề cũng như nỗi trăn trở của người dùng đối với các mặt của công nghệ.
- Sửa chữa thuần thục các lỗi thông dụng để đảm bảo phần mềm, ứng dụng hoạt động trơn tru.
- Kiểm tra thử phần mềm, đồng thời, cộng tác với những chuyên gia máy tính khác để đảm bảo quy trình hoạt động phần mềm đạt chất lượng cao nhất.
- Sử dụng đa dạng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế và tạo nên các chương trình, ứng dụng, phần mềm dựa trên những yêu cầu mà doanh nghiệp, khách hàng đưa ra.
- Nếu người dùng có các nhu cầu phát sinh thì dựa vào đó để đưa ra phương hướng nâng cấp các tính năng mới cho ứng dụng hoặc phần mềm.
- Không ngừng tìm tòi, học hỏi để nghiên cứu và cải tiến những công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm của mình.
Developer sẽ được phân ra thành nhiều vị trí, mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau (Nguồn: Internet)
Developer có các vị trí phổ biến nào?
Ngoài việc hiểu rõ Developer là gì, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu về những vị trí phổ biến hiện nay của ngành nghề này để có phương hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân.
1. Front End developer
Front End Developer là vị trí có nhu cầu tuyển dụng khá cao hiện nay. Đây là những người sẽ chịu trách nhiệm cho giao diện chính của một trang web cụ thể. Bên cạnh đó, công việc của họ cũng bao gồm việc thiết kế những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Để phục vụ cho tính chất của công việc, những Front End Developer cần thuần thục 3 ngôn ngữ lập trình chính, đó là CSS, HTML, và JavaScript.
Front End Developer những người sẽ chịu trách nhiệm cho giao diện chính của một trang web cụ thể (Nguồn: Internet)
2. Back End developer
Trái với Front End, lập trình viên Back End sẽ là những người chịu trách nhiệm tuyệt đối cho các hoạt động hậu trường của một trang web. Công việc của họ thường tập trung phát triển việc xây dựng và thiết kế những mã lập trình cũng như ngôn ngữ phía sau máy chủ web. Cụ thể, một Backend Developer thông thường phải hoàn thành những công việc như sau:
- Xác thực người dùng, đảm bảo những thông tin liên quan đến tài khoản của người dùng có tính chính xác cao nhất.
- Kiểm soát trình tự được thực hiện trên trang web một cách logic và không có sai sót.
- Tối ưu hóa các phần chức năng chính của trang web để quá trình hoạt động diễn ra nhanh chóng và mượt mà nhất.
iOS Developer
Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với hệ điều hành iOS của hãng điện thoại nổi tiếng Apple. Những phần mềm của iOS sẽ được tải về và trải nghiệm thông qua App Store. Các lập trình viên iOS sẽ là những người kỹ sư đảm nhận trách nhiệm cũng như có vai trò trong sự phát triển các phần mềm này hoạt động một cách trơn tru trên hệ điều hành iOS.
Hiện nay, số lượng người dùng điện thoại thông minh, trong đó, có các thiết bị đến từ Apple ngày một gia tăng, theo đó, những công ty cũng mở rộng quy mô phát triển trên hệ điều hành này. Do đó, iOS Developer trở thành cái tên có độ “phủ sóng” cao trên thị trường việc làm.
3. Full Stack developer
Full-stack Developer là vị trí mà người đảm nhiệm có thể thực hiện công việc của cả Front-end Developer và Back-end Developer. Họ có thể thay đổi vai trò linh hoạt tùy theo yêu cầu, song, khi cần thiết, họ cũng có thể thực hiện thành thạo công việc của cả hai vị trí này.
Một khi trở thành kỹ sư ở vị trí này, bạn cần phải đảm bảo hai yếu tố front-end và back-end được liên kết một cách chặt chẽ trong cùng một hệ thống chức năng. Điều này có nghĩa là khi người sử dụng phần mềm có sự tương tác với một tính năng trên giao diện của ứng dụng, giao diện ấy sẽ đáp ứng lại với mọi yêu cầu mà họ cần một cách tức thì.
4. Mobile developer
Các Mobile Developer hay còn gọi là Nhà phát triển ứng dụng di động là những người có khả năng tạo ra phần mềm, ứng dụng dành riêng cho những thiết bị di động. Những Developer ở mảng này sẽ thực hiện việc xây dựng những ứng dụng, phần mềm sao cho có sự phù hợp với từng đặc điểm riêng biệt ở hai nền tảng phổ biến hiện nay như Android và iOS.
Để có thể ứng tuyển vị trí Mobile Developer, bạn phải thành thạo một vài ngôn ngữ lập trình dành riêng cho các thiết bị di động, điển hình phải kể đến như Swift, C# và Java.
Mobile Developer hay còn gọi là Nhà phát triển ứng dụng di động (nguồn: Internet)
Các kỹ năng cần có của một developer
Developer là gì hay các kỹ năng cần có của một Developer là từ khóa có lượt tìm kiếm cao hiện nay. Trên thực tế, để ứng tuyển tại vị trí công việc này, bạn cần đảm bảo đáp ứng một số kỹ năng cần thiết như bên dưới đây.
Kỹ năng chuyên môn (technical skills)
1. Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình chính là những mã nguồn khác nhau có khả năng giúp xây dựng nền móng cho một chương trình, ứng dụng hay phần mềm cụ thể. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến và quan trọng cần biết như:
- HyperText Markup Language (HTML): ngôn ngữ này dùng để hiển thị nội dung hình ảnh và văn bản trên trang web, chẳng hạn như: danh sách dấu đầu dòng, đoạn văn và biểu đồ.
- Cascading Styles Sheets (CSS): ngôn ngữ này cho phép các Developer sử dụng phông chữ, khoảng cách và màu sắc cho nội dung văn bản trên ứng dụng.
- JavaScript: Ngôn ngữ này thường giúp các developer phát triển hệ thống cho một trang web, ứng dụng tương tác.
- Python: Đây là ngôn ngữ lập trình đa diện cho phép bạn hoàn thành các nhiệm vụ phát triển phần mềm khác nhau. Điều này bao gồm viết mã cho toàn bộ chương trình hoặc theo dõi lỗi trong ngôn ngữ.
2. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
Cấu trúc dữ liệu được định nghĩa là phương pháp tổ chức nhằm mục đích lưu trữ thông tin có trong các cơ sở dữ liệu. Trong khi đó, thuật toán là công cụ giúp mô tả quá trình cần thiết để xây dựng và hoàn thành một tác vụ cụ thể nào đấy.
Nếu muốn trở thành Developer, bạn buộc phải biết một cách đa dạng các cấu trúc dữ liệu cũng như thuật toán thì mới có thể xác định được sự kết hợp nào có khả năng giúp tối ưu hóa thông tin trong mã chương trình tốt nhất.
3. Kiến thức về cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu chính là hệ thống điện tử giúp Developer tổ chức cũng như thực hiện cấu trúc các thông tin và hồ sơ. Một Developer chuyên nghiệp phải biết cách tìm kiếm thông tin, cập nhật hệ thống với tài liệu mới cũng như nhập các dòng dữ liệu mới dưới dạng bảng. Ngoài ra, vì các thông tin từ doanh nghiệp cần bảo mật tuyệt đối nên bạn cũng phải biết cách tạo bảo mật cho cơ sở dữ liệu cũng như sao lưu dữ liệu với mục đích bảo toàn thông tin tối ưu hơn.
Cơ sở dữ liệu chính là hệ thống điện tử giúp Developer tổ chức cũng như thực hiện cấu trúc các thông tin và hồ sơ (Nguồn: Internet)
4. Kiến thức về gỡ lỗi (debugging)
Gỡ lỗi được định nghĩa là một quá trình phát triển phần mềm nhằm mục đích loại trừ các lỗi sai trong ngôn ngữ mã hóa. Để làm được điều này, các Developer cần phải chạy một phần mềm chuyên dụng cho phép quan sát các lỗi. Sau đó, họ sẽ dùng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định những đoạn mã đã gây nên lỗi và sửa chữa.
5. Source control
Quản lý kiểm soát nguồn (SCM) là hệ thống cho phép các Developer thực hiện theo dõi những thay đổi và cập nhật mới trong ngôn ngữ mã hóa của chương trình. Hệ thống này cũng hỗ trợ Developer thực hiện công việc trên mã riêng biệt, sau đó, kết hợp nhiều mã khác nhau nhằm tạo nên một phiên bản hoàn chỉnh nhất. Khi cần thiết, thông qua SCM, các Developer còn có thể tạo danh sách những bản sửa đổi mã và khôi phục các đoạn mã đó.
6. Các hệ điều hành
Hệ điều hành là một phần mềm có khả năng quản lý, điều hành toàn bộ tất cả các thành phần (cả phần cứng và phần mềm) của một thiết bị điện tử. Một Developer chuyên nghiệp cần có các kiến thức chuyên môn về những hệ điều hành khác nhau để có thể dễ dàng tiến hành kiểm tra và chuyển đổi các dòng mã giữa nhiều hệ điều hành.
Hệ điều hành là một phần mềm có khả năng điều hành toàn bộ tất cả các thành phần \ của một thiết bị điện tử (Nguồn: Internet)
Kỹ năng chuyển giao/kỹ năng mềm (transferable skills)
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là điều tối quan trọng mà mỗi Developer cần có để đáp ứng với tính chất của công việc nói chung. Cụ thể, trong quá trình phát triển phần mềm, Các Developer sẽ nhận được yêu cầu từ phía khách hàng. Bằng cách phối hợp kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề, Developer sẽ tìm được cách viết phù hợp nhất để giải quyết và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách hàng mong muốn ở hiện tại.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Phát triển phần mềm tưởng chừng là công việc mang đậm tính chất cá nhân. Nhưng trên thực tế, đây là vị trí việc làm đòi hỏi tinh thần đồng đội rất cao. Để có thể nâng cao hiệu suất công việc, Developer cần biết cách kết nối với những nhà lập trình khác. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng.
Developer đòi hỏi tinh thần đồng đội rất cao (Nguồn: Internet)
3. Kỹ năng phân tích và đánh giá
Kỹ năng phân tích và đánh giá cũng là kỹ năng thiết yếu cần có khi phát triển một ứng dụng hay phần mềm. Bằng cách ứng dụng kỹ năng này, Developer sẽ biết đâu là ngôn ngữ phù hợp nhất với chương trình, phần mềm cụ thể.
Bên cạnh đó, kỹ năng đánh giá tốt cũng giúp các Developer xem xét liệu rằng có thể tối ưu ngôn ngữ lập trình thêm nữa được hay không. Đồng thời, việc đưa ra đánh giá các ứng dụng, phần mềm ở thời điểm hiện tại cũng sẽ tạo “bàn đạp” giúp họ tìm cách cải tiến mới mẻ và tốt hơn trong tương lai.
4. Kiên trì và tỉ mỉ
Developer là vị trí công việc có tính đặc thù cao và vô cùng phức tạp. Trong quá trình thực hiện công việc, đôi khi họ sẽ “đi vào ngõ cụt”, lúc ấy, họ sẽ cảm thấy bất mãn vì viết hoài chẳng ưng và muốn bỏ cuộc. Do đó, tính tỉ mỉ và kiên trì đóng vai trò rất quan trọng để Developer duy trì công việc của mình với tâm thế không ngần ngại đối diện với khó khăn, thử thách.
Sự kiên trì giúp Developer duy trì công việc của mình với tâm thế không ngần ngại (Nguồn: Internet)
Mức lương trung bình của Developer hiện nay
Ở nước ta, Developer được biết đến là một trong những công việc có mức thu nhập “khủng” trên thị trường việc làm. Bởi đây là vị trí yêu cầu bỏ nhiều chất xám và năng lực để có thể hoàn thành mỗi nhiệm vụ được giao. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường và có khoảng từ 1 - 4 năm kinh nghiệm (tính cả thời gian thực tập) thì mức lương trung bình là khoảng 13,9 triệu đồng/tháng. Còn với những Developer ở cấp độ senior trở lên, với số năm kinh nghiệm từ 4 năm thì mức lương từ 15,4 triệu đồng/tháng trở lên.
Ngoài ra, để biết thêm một cách chi tiết về mức lương cụ thể của từng vị trí Developer trong doanh nghiệp, công ty, bạn hãy truy cập website VietnamSalary để tham khảo những thông tin được thống kê chính xác nhất.
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp của Developer
Ngoài việc tìm kiếm thông tin về Developer là gì, nhiều người cũng thắc mắc những câu hỏi phỏng vấn thường gặp của ngành nghề này. Thực tế, bộ câu hỏi mà nhiều ứng viên thường gặp khi ứng tuyển tại các vị trí lập trình viên của doanh nghiệp, công ty bao gồm:
- Hãy cho biết những ngôn ngữ lập trình mà bạn thành thạo nhất?
- Trước đây bạn đã từng tham gia dự án nào chưa? Đó là những dự án nào? Ai trò của bạn trong dự án đó là gì?
- Hãy kể tên những công cụ quản lý Source code mà bạn sử dụng thường xuyên nhất không?
- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, bạn sẽ đưa ra những phương hướng gì?
- Theo bạn, một Web Developer nên thực hiện theo ý cấp trên hay làm theo yêu cầu của khách hàng?
- Nêu những điểm khác biệt giữa Struct và Union.
Những câu hỏi phỏng vấn mà một Developer thường gặp khi ứng tuyển (Nguồn: Internet)
Developer tìm việc làm ở đâu?
Như đã đề cập, Developer là một trong những ngành nghề có độ “hot” trên thị trường việc làm ở thời đại mà công nghệ ngày một phát triển như hiện nay. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng vị trí Developer càng ngày càng gia tăng, mở ra nhiều cơ hội việc làm rộng mở cho nhiều bạn trẻ có đam mê với việc lập trình.
Bạn có thể theo dõi thông tin tuyển dụng vị trí này tại các trang web hay fanpage chính thức của công ty, doanh nghiệp mà bạn yêu thích mà mong muốn được ứng tuyển vào. Hoặc, bạn cũng có thể tìm kiếm những bài đăng tuyển dụng trên các diễn đàn, nền tảng uy tín như CareerViet.vn để có cơ hội gặp gỡ những nhà tuyển dụng hàng đầu.
Trên đây là các thông tin xoay quanh Developer là gì cũng như những kỹ năng cần có để ứng tuyển công việc này. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho để đánh giá, xem xét vị trí Developer nào phù hợp với năng lực bản thân để tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai. Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay.vn để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.