“Đi” hay “ở”. Quyết định là ở bạn
Lượt xem: 25,004Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Hiện nay, một số việc làm như shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những công việc hot. Chúng ta thường cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại nếu ở đây có một mức lương tương đối dễ chịu. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu có một chuyên gia săn đầu người gọi cho bạn và nói rằng họ có một vị trí – kèm với mức lương hấp dẫn dành cho bạn tại một công ty khác? Có lẽ đây là lúc để bạn nghĩ đến việc nắm bắt cho mình một cơ hội mới: tiền nhiều hơn, sự nghiệp thăng tiến hơn. Nhưng, đây là một việc làm mạo hiểm và bạn nên cẩn thận trước khi có quyết định cuối cùng cho việc này.
Trước tiên, bạn nên xem xét thật kỹ: có cần phải thay đổi (công việc này) hay không: đã đến lúc phải thay đổi hay do lời mời kia quá hấp dẫn và bạn không thể không nắm lấy cơ hội “hiếm có” này?
Làm thế nào để biết điều gì sẽ tốt hơn với bạn vào lúc này. Đó là việc rời bỏ công ty hiện giờ của mình và bắt đầu với một nơi hoàn toàn mới, với một “ông chủ” mới, những đồng nghiệp mới hay là “ở lại”?
Bạn cũng phải đắn đo suy nghĩ về lời mời ấy: công việc có hợp với mình hay không, trách nhiệm sẽ như thế nào. Cả việc cân nhắc một cách kỹ càng “ra đi” hay “ở lại”: những cơ hội mới, những thách thức mới, … Tất cả có đáng để bạn chấp nhận đánh đổi với những gì mình đang có tại công ty hiện giờ hay không?
Bạn cũng cần dự trù cả việc điều gì sẽ chờ đón mình phía trước nếu như bạn thay đổi. Điều quan trọng là trước khi nói với sếp về quyết định của mình, bạn nên xác định một cách rõ ràng nhất ý định của mình.
Nếu thật sự chưa muốn thay đổi, bạn không nên giả bộ như mình sẽ đến chỗ họ (công ty mới), thảo luận với họ những vấn đề về công việc, về lương… Khi phát hiện ra bạn không thực sự đến với công ty của họ mà chỉ thỏa thuận các vấn đề này nhằm thỏa mãn trí tò mò của mình, họ sẽ cho bạn là kẻ lừa bịp! Chỉ cần giải thích một cách ngắn gọn là bạn chưa quan tâm đến việc thay đổi công việc vào lúc này và cảm ơn những thiện ý của họ… Đây cũng chính là cách để mở thêm cho mình một lựa chọn nữa trong tương lai.
Trong trường trường hợp vẫn còn phân vân về việc cần phải có công việc mới lúc này hay không, bạn có thể tìm đến những người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp, thậm chí là sếp của mình để có những lời khuyên cần thiết. Hãy nói với họ về việc bạn được tiếp xúc với một cơ hội mới, và đang rất phân vân, nhờ họ cho mình lời khuyên điều gì sẽ tốt hơn (tương lai) của bạn…
Đối với công việc mới, bạn nên xác định được điều gì là mối quan tâm lớn nhất của bạn: lương, các phúc lợi hay chức vụ? Nên để cho sếp của bạn có thời gian để điều chỉnh, không nên đe dọa rời khỏi nếu họ không thực hiện những mong muốn của bạn. Vì không một ai có câu trả lời tốt đẹp trước những lời giống như tống tiền như thế.
Hãy giữ bí mật đến phút cuối cùng. Thậm chí khi đã thương lượng thành công, bạn có được điều mình muốn và bạn đã quyết định ở lại cũng không nên tỏ cho sếp của mình thấy bạn đã từng thay đổi công việc. Vì như thế, lòng trung thành của bạn sẽ bị nghi ngờ, cũng như không có một người sếp nào cảm thấy thoải mái với việc nhân viên của mình - cho dù có giỏi đến đâu có lúc đã tìm cách rời bỏ họ.
Và cuối cùng, nên xem xét những hậu quả trước khi bạn quyết định thay đổi một công việc. Và tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quyết định của bạn.