Đi tìm kinh nghiệm làm việc

Lượt xem: 18,171

Không ít sinh viên vừa ra trường đã cảm thấy rất lúng túng khi nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm làm việc. Vậy thì phải tìm tiêu chuẩn còn thiếu này ở đâu để hồ sơ tìm việc thêm phần chất lượng.

Đi tìm kinh nghiệm làm việc

Tìm kinh nghiệm thực tiễn không khó, các bạn sinh viên học sinh vẫn luôn có những cơ hội tuyệt vời để tích lũy. Chẳng qua, họ chỉ chưa kịp nhận ra mà thôi.

Vì sao kinh nghiệm làm việc lại quan trọng?
Chúng rất có ích cho quá trình tìm kiếm các công việc và vị trí thích hợp với mong muốn của bạn. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc còn có thể mang đến nhiều điều tốt đẹp khác nữa như:

Xác định rõ các mục tiêu nghề nghiệp

·         Nâng cao năng lực

·         Tăng  thu thập

·         Thêm  ưu thế cạnh tranh

Kinh nghiệm làm việc ở khắp nơi
Có nhiều dạng công việc có thể giúp bạn sinh viên mới ra trường thu thập thêm nhiều kinh nghiệm quý báu như:

Công việc dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp
Công việc làm thêm trong mùa hè
Công việc thời vụ
Công việc tình nguyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sở thích và niềm đam mê của mình có giúp ích cho công việc để thể hiện các kỹ năng và thành tích cá nhân. Ví dụ như, các trò chơi tập thể, hoạt động thể thao, âm nhạc, du lịch…

Thời gian thực tập cũng là kinh nghiệm
Rất nhiều trường đại học hiện nay xem kinh nghiệm làm việc là một phần của khoá học, tạo cơ hội cho các sinh viên tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau và phát triển các kỹ năng. Dựa vào khả năng và sở thích, bạn hãy xem xét và chọn chương trình thực tập. Thêm vào đó, nội dung của khóa học đặc biệt này hiện vẫn nhàm chán và nặng phần lý thuyết vì thế cân  nhắc kỹ để tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết và thích hợp.

Lập kế họach tìm kinh nghiệm
Đầu tiên bạn thử trả lời hai câu hỏi sau:

1. Mục tiêu cá nhân của bạn dành cho kỳ nghỉ kế tiếp là gì?

2. Bạn phải thực hiện các bước gì để bảo đảm đạt được các mục tiêu thành công?

Kế họach tìm kinh nghiệm của bạn cần  phải phù hợp với các tham vọng nghề nghiệp cá nhân. Vì thế, trong bảng hoạch định kế họach của bạn phải có:

Mục tiêu về kinh nghiệm làm việc
Cân nhắc các sự lựa chọn cho phép  
Chú ý các kinh nghiệm và kỹ năng lĩnh hội được
Củng cố quá trình học tập
Tận dụng sự giúp đỡ của các giảng viên, dịch vụ việc làm và bạn học
Giữ gìn sức khỏe khi làm thêm
Đừng lo lắng khi chưa tìm được một công việc làm thêm nào. Mọi tình huống trong cuộc sống đều có thể mang đến cho bạn các kinh nghiệm hữu ích. Bây giờ, hãy nghĩ về những điều nên làm và không nên làm.

·         Hãy nghĩ về những điều bạn có thể làm để thích ứng với bức tranh toàn cảnh của công ty. Ghi chú lại các kỹ năng bạn đã dùng, đã học tập và phát triển. Xem xét các tính cách cần thiết cho công việc: sự tin cậy, kiên nhẫn và cẩn thận. Làm việc hết sức mình và học hỏi những người xung quanh. Đưa ra các câu hỏi sâu sắc về phương thức hoạt động của công ty và cố gắng nắm bắt. Bạn cũng có thể thử làm việc cho các phòng ban và bộ phận khác nhau. (Hãy ghi nhận những kinh nghiệm này trong hồ sơ xin việc tương lai của bạn).

·         Nếu chỉ làm việc và không vui chơi thì cuộc sống của bạn sẽ mất cân bằng. Không nên nhận bất cứ công việc làm thêm nào mà không cân nhắc và tìm hiểu cẩn thận. Môi trường làm việc thiếu các điều kiện an toàn và không có những bước hướng dẫn ban đầu sẽ đặt bạn vào những tình thế nguy hiểm không thể lường trước được. Cuối cùng, đừng bao giờ chấp nhận tiền lương thấp hơn mức trung bình.

Đừng lạm dụng công việc làm thêm
Công việc làm thêm mang đến cho các bạn sinh viên những kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất hay chính đáng nhất thúc đẩy họ lao vào tìm kiếm các công việc thời vụ, bán thời gian…

Tiền vẫn là yếu tố và động lực chính đối với hầu hết các nhân viên làm việc theo thời vụ hiện nay. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy,  phần lớn các sinh viên làm thêm để trang trải thêm cho các nhu cầu cuộc sống và chi phí học tập. Chính vì thế, công việc làm thêm cũng có mặt tiêu cực. Đó là, kết quả học tập có thể xấu đi và ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên tìm việc trong nhà hàng, quán bar, tiếp thị, bản lẻ được trả lương rất thấp trong khi phải cật lực làm việc nhiều giờ liền và thiếu an toàn. Nhiều trường đại học khuyến cáo các sinh viên không nên làm thêm quá 15 giờ một tuần. Như thế, công việc sẽ không ảnh hưởng đến thời gian học tập và tránh tình trạng sinh viên  tự nhồi nhét cho mình quá nhiều.

Một câu chuyện thật
Tôi đã có được hai cơ hội học tập kinh nghiệm làm việc. Rất tiếc, khoảng thời gian làm việc đầu tiên là một trong những ngày buồn nhất trong cuộc đời. Tôi trở thành nhân viên tại một văn phòng quảng cáo gần nhà. Mặc dù đây chỉ là một công ty nhỏ, tôi vẫn luôn hy vọng có ai đó chú ý đến mình. Tuy nhiên, thực tế là tôi đã hoàn toàn bị lãng quên. Chẳng ai buồn để mắt đến tôi. Tôi ngồi một chỗ suốt tuần đầu tiên, tất cả những lời yêu cầu xin được giúp đỡ chỉ được trả lời vỏn vẹn bằng một câu duy nhất “Xin cảm ơn. Đây là công việc của tôi”. Thậm chí,  họ không thèm nhờ tôi pha trà mặc dù tôi luôn sẳn lòng tình nguyện. Chỉ có một người trong số đó giao cho tôi một việc để làm, gọi điện cho tất cả các tòa báo để hỏi thăm giá đăng quảng cáo. Dĩ nhiên, họ đều đã biết các thông tin này. Đơn giản, họ chỉ làm ra vẻ như đang trao cho tôi một việc gì đó.

Kinh nghiệm làm việc thứ hai của tôi có được là ở  Đài phát thanh London. Nơi đây có nhiệm vụ cung cấp các thông tin trong nước và quốc tế cho các đài địa phương. Tôi đã quan sát  và học hỏi cách làm việc của tất cả các phóng viên. Mặc dù rất bận rộn, các phóng viên đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ tôi. Tôi đã trải qua một khoảng thời gian rất tuyệt vời. Sau đó, tôi được gửi đến làm việc tại phòng thu. Công việc này thật ra không khó khăn, chỉ đơn giản điều chỉnh 2 nút âm thanh lên và xuống. Tuy nhiên,  chỉ thế thôi cũng làm  tôi cảm thấy mình rất quan trọng.

Cả hai công việc này đem đến cho tôi một bài học là: “ dù làm bất kỳ công việc gì cũng cần phải lập kế hoạch trước, để không rơi vào hoàn cảnh bị động, chờ đợi”

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay