Đi xin việc: Đúng giờ là lịch sự, nghĩa vụ và yêu cầu
Lượt xem: 17,074
Một học giả từng nói: "Trong hoạt động sự vụ của con người hiện đại, yếu tố cấu tạo nên thành công có hai điểm: Năng lực và sự nhanh nhẹn. Yếu tố trước thường là sản phẩm tất yếu của yếu tố sau, bởi vì một người hiểu được sự đáng quý của thời gian, không chịu tùy tiện bỏ qua một phú giây, thì cuối cùng công việc của anh ta chắc chắn sẽ in dấu ấn của "năng lực".
Có một số bạn trẻ, chỉ vì không thể nhanh nhẹn, không thể đúng giờ, nên đã để tuột mất cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn. Không thể đúng giờ, theo Pandepoter là một điều không thể tha thứ. Có lần, ông hẹn một thanh niên đến phòng làm việc của ông. Trước đó, người thanh niên này có nhờ ông sắp xếp cho một công việc. Hôm ấy, ông dự định sau khi nói chuyện sẽ dẫn anh thanh niên đến gặp một người lãnh đạo Cục đường sắt, vì nơi này đang cần một nhân viên.
Mười giờ hai mươi phút, anh thanh niên đến, nhưng Pandepoter không còn ở văn phòng, ông ta đã đến dự một cuộc mít-tinh khác. Sau mấy ngày, anh thanh niên lại xin gặp, Pandepoter hỏi anh ta vì sao lần trước không đến đúng giờ. Anh thanh niên đáp: "Hôm ấy cháu đến lúc mười giờ hai mươi phút". "Nhưng tôi hẹn cậu đến lúc mười giờ!". Anh thanh niên ấp úng đáp: "Nhưng chỉ xê xích hai mươi phút thì có quan trọng gì đâu ạ!". Pandepoter nghiêm túc nói: "Có đúng giờ hay không là điều rất quan trọng. Cậu không thể đúng giờ, cho nên cậu đã mất vị trí mà cậu muốn vì đúng hôm ấy, Cục đường sắt đã nhận một nhân viên. Hơn nữa, cho phép tôi nói với cậu, bạn trẻ ạ, cậu không có quyền coi nhẹ giá trị của hai mươi phút như vậy, và để tôi ngồi chơi chờ cậu. Trong thời gian ấy tôi đang có hai cuộc hẹn quan trọng khác!".
Một người làm việc luôn đúng giờ thì trong sự nghiệp nhất định sẽ luôn thành công. Napoleon nói, sở dĩ ông ta có thể đánh bại quân đội nước Áo, chính là vì những người lính nước Áo không hiểu được giá trị của thời gian "năm phút", "mỗi lần sai một phút" tức là đã để cho "bất hạnh" một kẽ hở.
Trong công việc, cái quý nhất là đúng giờ vì người đúng giờ không lãng phí thời gian của mình, cũng không lãng phí thời gian của người khác. Napoleon có lần mời tướng sĩ của ông ta ăn cơm, vì các vị tướng không đến đúng giờ nên chỉ có một mình ông ngồi ăn. Đến khi các tướng sĩ lục tục kéo đến thì Napoleon rời bàn ăn, nói: "Thưa các vị! Giờ ăn đã hết rồi, bây giờ chúng ta phải làm việc ngay tức khắc".
Có thể bồi dưỡng thói quen nhanh nhẹn và đúng giờ được hay không, giống như những thói quen khác, đều phụ thuộc vào hoàn cảnh và sự huấn luyện thời thơ ấu của một con người. Phàm một đứa trẻ khi cha mẹ dặn dò làm việc, nó thường nói: "Chờ một tý" thầy giáo dặn làm bài tập nó thường quên mất, còn khi trò chơi của nó chưa kết thúc thì không chịu nghe theo bất kỳ sự sai khiến nào, thì lớn lên nhất định sẽ là một người không thể nhanh nhẹn, đúng giờ, nhất định sẽ là người chỉ có thể ngồi nhìn cơ hội ở trước mặt trôi qua, để người bên cạnh đạt được.
Hầu tước Nelson nói: "Sự thành công trong sự nghiệp của đời tôi chính là ở chỗ mỗi một việc tôi đều bắt đầu trước mười lăm phút".
"Đúng giờ" ở vị tướng quân là lịch sự, ở người quân tử là một nghĩa vụ, ở người làm việc là một yêu cầu.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :