Điều "cấm kỵ" trong Thư xin thôi việc

Lượt xem: 13,614
Chán nản với công việc hiện tại, bất bình với cách đối xử không công bằng của sếp, bạn quyết định rời bỏ công ty. Và việc cuối cùng là bạn chỉ muốn xả hết cơn tức giận của mình vào lá thư xin thôi việc cho bõ những ngày tháng bực dọc vừa qua. Nhưng liệu có nên không?


Chuyên nghiệp ngay cả khi bạn quyết định ra đi

Câu trả lời là không nên chút nào. Bởi trên con đường sự nghiệp của bạn, biết đâu, một ngày nào đó bạn sẽ gặp lại các đồng nghiệp của mình hoặc chính sếp lại là đối tác mới của bạn. Vì thế, dù chủ động ra đi nhưng bạn cũng phải ra đi một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là cần phải kiềm chế cảm xúc trong lần gặp cuối cùng với sếp. Và trong thư xin việc cần tránh viết những từ ngữ thể hiện những ý sau đây:

1. Tôi không muốn ở đây thêm một phút nào nữa. Có thể, bạn rất muốn nói điều này bởi đó là suy nghĩ thật của bạn, nhưng hơn hết, hãy giữ điều đó cho riêng bản thân bạn.

2. Anh là người lãnh đạo tồi nhất mà tôi từng gặp. Thật sự là như vậy, nhưng nếu bạn viết nó trong thư xin việc thì quả là thiếu chuyên nghiệp.

3. Tại sao anh không đối xử với tôi công bằng hơn? Bạn sẽ không thể nhận được một câu trả lời nào cho câu hỏi này từ sếp cả. Nhớ rằng, dù sao thì bạn cũng sắp rời công ty rồi, có than vãn hay trách móc thì cũng chẳng để làm gì cả. Tốt nhất là không làm rối tung mọi chuyện lên.

4. Một ngày nào đó, tôi sẽ chứng tỏ được mình. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng không nên có những lời khẳng định một cách tuyệt đối và có ý “dọa” sếp như thế.

5. Công việc sắp tới hứa hẹn cho tôi nhiều triển vọng. Sếp sẽ chẳng quan tâm đến điều này đâu! Bạn nên nhớ rằng, thư xin việc không phải là một bản thông báo vè kế hoạch tương lai của bạn.

6. Có thể cho tôi làm ở một vị trí khác “ngon” hơn chứ. Tại sao bạn lại có thể nghĩ rằng sếp sẽ cân nhắc cho bạn một vị trí khác trong khi bạn lại đang có ý định rời đi chứ? Đừng nghĩ đến điều đó.

7. Đây là một số vấn đề mà công ty mắc phải. Sẽ chẳng thích hợp chút nào nếu bạn đưa những lời gợi ý, những chiến lược để phát triển công ty vào thư xin thôi việc. Nhớ rằng thư xin việc không phải là “đất” để bạn thuyết trình.

8. Anh A đã ngầm hại tôi. Dù bạn bị đồng nghiệp “chơi bẩn” và “đánh lén” thật thì cũng không nên ghi rõ họ tên người đó vào thư xin việc. Một là sẽ không chuyên nghiệp, hai là sếp sẽ chẳng bận tâm đến chuyện của bạn vì bạn còn gắn bó với công ty nữa đâu!

9. Tôi sẽ nhớ nhóm làm việc cùng tôi hơn bao giờ hết. Có thể, đó là những cảm nhận thực sự của bạn, nhưng hãy thể hiện bằng lời nói và hành động của bạn chứ không nên giãi bày tâm sự vào thư xin thôi việc.

10. Công ty sẽ rất nhớ tối đấy! Bạn có thể không chắc chắn lắm khi viết câu này vào, nhưng bạn lại muốn nhắc nhỏ mọi người nhớ đến những đóng góp của bạn trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, điều này thật là trơ.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay