Đối đầu với những nhà phỏng vấn “đáng sợ”

Lượt xem: 16,072

Nhà tuyển dụng không có kinh nghiệm, không có kiến thức và không chuyên nghiệp... Bạn nên làm gì nếu gặp phải những người này?

Người không có kinh nghiệm: Đây là lần đầu tiên họ tham gia một buổi phỏng vấn tuyển dụng và cảm thấy lo lắng hơn cả bạn. Những người này thường làm theo trình tự nội dung có sẵn trong một tờ giấy, lần lượt hỏi các câu hỏi được chuẩn bị sẵn và cũng không quan tâm nhiều khi bạn đề nghị được nói sâu hơn về những thông tin trong bản lý lịch cá nhân.

Cách tốt nhất để nhấn mạnh thông tin cá nhân của bạn là để người phỏng vấn đặt xong câu hỏi, khi trả lời bạn sẽ “chèn” những thông tin thêm hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn trình bày được những kỹ năng nổi trội của bản thân, còn nhà tuyển dụng cảm thấy đã làm chủ được buổi phỏng vấn.

Người ít nói: Ngoài việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn còn muốn hỏi họ một vài thông tin về vị trí tuyển dụng đó. Tuy nhiên người phỏng vấn bạn cực kỳ kiệm lời, gần như không nói gì thêm ngoài việc đặt câu hỏi cho bạn.

Trong trường hợp này, nếu bạn không có nhiều thông tin thêm thì buổi phỏng vấn sẽ “chìm” trong yên lặng. Do đó trước khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều thông tin liên quan đến công ty cũng như yêu cầu của công việc bạn lựa chọn.

Người nói nhiều: Bạn đã phỏng vấn được gần hai giờ, trả lời gần như mọi câu hỏi được đưa ra nhưng nhà tuyển dụng hết nói về công việc lại chuyển sang nói về... kỳ nghỉ của họ.

Cách tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục kiên nhẫn ngồi trò chuyện với người phỏng vấn và lắng nghe chăm chú những điều họ nói. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt với bạn.

Người quá bận rộn: Từ lúc bạn bước vào phòng, nhà tuyển dụng hiếm khi tập trung để nghe bạn trả lời trọn vẹn một câu hỏi. Họ liên tục phải nghe điện thoại hoặc ra ngoài có người cần gặp. Họ có thể còn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này.

Có thể đây là thời điểm bận nhất trong năm của công ty, bạn nên thẳng thắn nói chuyện với nhà tuyển dụng và đề nghị được quay lại vào thời gian thích hợp hơn. Nếu họ đồng ý với đề nghị của bạn nhưng lần sau "lịch sử" vẫn lặp lại, bạn nên xem xét lại công ty bạn đã chọn. Liệu bạn có muốn làm việc cho một công ty không có khả năng tổ chức công việc và thời gian?

Người hay “hăm dọa”: Sếp tương lai yêu cầu bạn phải làm việc cuối tuần, thường xuyên làm thêm giờ cũng như chịu trách nhiệm cả những công việc hành chính... Trường hợp này, bạn nên nói thật với nhà tuyển dụng rằng với yêu cầu công việc như vậy, bạn nghĩ mình không đủ khả năng và cảm ơn họ vì đã dành thời gian tiếp bạn.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay