Đối mặt với sếp “xấu tính”
Lượt xem: 28,904Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Bạn là một nhân viên tư vấn khách hàng, là một chuyên viên content marketing hay một kế toán ngân hàng mới vào tốt chức, thế nhưng người quản lý của bạn không phải là một người sếp mẫu mực. Những gánh nặng công việc và tâm lý sếp gây ra đang ngày một tác động đến sức khỏe của bạn. Làm sao để đối phó với sếp “xấu tính” thay vì tìm việc làm khác? Cùng CareerViet tìm hiểu nhé!
1. Luôn giữ vững tinh thần
Cho dù sếp có làm phiền và gây khó khăn cho bạn đến mấy, điều quan trọng là bạn vẫn giữ được bình tĩnh và kiềm chế bản thân. Việc nổi cáu trước mặt sếp hay đồng nghiệp chỉ khiến bạn trở thành một nhân viên xấu và điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn. Hãy suy nghĩ rằng mọi người không phải lúc nào cũng nhận ra mình là một người sếp “tồi”, vì thế phương án đơn giản đó là giúp họ nhân ra được điều đó. Ví dụ, nếu sếp bạn hay sai vặt, cứ mỗi lần sếp nhờ vả gì, bạn hãy nhấc lại những yêu cầu vô lý của sếp để khẳng định: “Sếp muốn tôi tìm một con rùa cho sinh nhật con gái sếp trước 6h tối này ư?”
2. Xử trí những công việc tư như việc công
Muốn đối phó với sếp “xấu tính” và xóa bỏ nỗi sợ của mình, bạn nên coi mỗi cuộc trò chuyện như một cuộc họp công việc. Hay nói cách khác, bạn phải giữ một thái độ trung lập. Thay vì than phiền những sai lầm của sếp, hãy cùng sếp thảo luận cách thay đổi quản lý nhằm cải thiện công ty. Những sếp nhỏ dễ chấp nhận những đề xuất này bởi vì nó giúp họ cảm thấy mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát của họ. Bạn cũng nên tránh đề cập đến những vấn đề cá nhân. Những người sếp xấu tính thường không có khái niệm quan tâm đến suy nghĩ của nhân viên dưới quyền. Vậy nên những lời than phiền của bạn chỉ được coi là một sự nóng giận nhất thời của bản thân mà thôi.
3. Liên hệ qua thư viết
Hãy tìm sự đồng ý của sếp “xấu tính” bằng sự xác nhận qua thư điện tử, cũng nhớ sao một bản cho một người khác trong công ty nữa nhé. Nếu bạn có một yêu cầu hay đề nghị quan trọng cần sếp thông qua, cách tốt nhất là viết nó ra, như vậy sếp bạn sẽ chú ý đến những nhận xét của bạn hơn. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng những bằng chứng “giấy trắng mực đen” này trong trường hợp có gì sai sót hay sếp cố gắng đổ tội cho bạn. Tương tự, bạn nên có một lịch ghi chép các dữ liệu giữa bạn và sếp, nó sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn cần một đơn than phiền chính thức.
4. Giữ mọi việc một cách riêng tư
Sự thận trọng là điều cần thiết khi bạn làm việc dưới quyền một người sếp “xấu tính”. Hẳn là bạn không muốn “phản kháng” sếp ngay “chốn đông người” vì bạn sẽ nhanh chóng nhận được sự trừng phạt nếu thách thức quyền lực của sếp trước “bàn dân thiên hạ”. Thế nên, đừng nên bộc lộ điều gì cho đồng nghiệp, cho dù họ có cùng quan điểm với bạn đi chăng nữa. Ngoài ra, nếu sếp biết suy nghĩ của bạn về sếp qua những “câu chuyện buôn dưa” nơi công sở thì mâu thuẫn “công” sẽ thành mâu thuẫn “tư” đó bạn. Bạn cũng nên nhớ rằng việc tố cáo sếp với cấp trên nữa là một sai lầm vì bạn đâu có thể bắt cấp trên “ẩn danh tính” của bạn với sếp dưới quyền.
5. Không thỏa hiệp về khối lượng công việc
Đừng cố tình làm hỏng công việc được giao để tỏ thái độ với sếp, như vậy chỉ khiến năng lực làm việc của bạn trong mắt mọi người bị giảm sút mà thôi. Muốn đối mặt với sếp “xấu tính”, điều quan trọng đó là bạn phải lưu giữ những ghi chép chính xác. Nếu, bạn đang gặp rắc rối với việc giữ vững vị trí hiện thời, hãy nhờ một người có nhiều kinh nghiệm trong công ty giúp đỡ vượt qua những thử thách. Người này thậm chí sẽ ở vị trí bảo trợ bạn khỏi những rắc rối chính trị ở công ty.