Đối phó với người phỏng vấn thiếu thân thiện

Lượt xem: 18,914

 

Lịch sự, chuyên nghiệp là những nguyên tắc hàng đầu đối với cả ứng viên và người phỏng vấn. Tuy nhiên, đôi khi, có những người phỏng vấn thiếu thân thiện, luôn tìm cách bắt bẻ một cách quá đáng khiến ứng viên cảm thấy khó xử. 
 
Để đối phó với người phỏng vấn như vậy, bạn cần chuẩn bị một chiến lược cụ thể và khéo léo. Dưới đây là những điều bạn nên làm:
 
Xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề
 
Đôi khi, ứng viên quá căng thẳng mà hiểu sai ý của người phỏng vấn. Trước khi phản ứng, bạn nên tự hỏi bản thân “Liệu hành động/ lời nói đó của người phỏng vấn có thực sự thô lỗ?” Có một số vấn đề rất rõ ràng như phân biệt tôn giáo, giới tính, nhưng cũng có những điều còn mơ hồ. Nếu bạn không chắc chắn, hãy bỏ qua và tiếp tục cuộc phỏng vấn. Còn nếu đó rõ ràng là điều bất lịch sự, hãy hành động như chiến lược dưới đây.
 
Đánh giá về tình huống
 
Bạn đã rất nỗ lực để đạt được cuộc phỏng vấn này và ưu tiên hàng đầu của bạn là hướng người phỏng vấn tập trung vào những gì bạn có thể mang lại cho công ty. Hãy hít thở thật sâu và nhanh chóng đánh giá về tình huống.
 
-         Bạn có thể nhận định chính xác về công ty sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn
-         Người phỏng vấn không đại diện cho cả công ty
-         Sau này, bạn sẽ không phải làm việc trực tiếp với người phỏng vấn
-         Cách xử sự của người phỏng vấn có thể là bài kiểm tra phản ứng của bạn trước những tình huống căng thẳng.
 
Trở lại đúng hướng của cuộc phỏng vấn
 
Sẽ thật là khó khăn để giữ vững thái độ lịch sự khi người phỏng vấn cố tình hành động một cách thô lỗ. Nhưng hãy cố gắng hướng anh/ cô ấy quay trở lại đúng hướng của cuộc phỏng vấn.
 
-         Hãy cởi mở và bình tĩnh. Người phỏng vấn có thể nhận ra vấn đề của mình và sửa sai.
-         Phớt lờ những đánh giá thiếu tôn trọng của người phỏng vấn như “Cô thấp quá” hay “Bộ trang phục hôm nay quá xấu” và nói về kỹ năng của bạn.
-         Đặt câu hỏi hướng tới sự quan tâm của người phỏng vấn
-         Thể hiện sự hài hước của bạn
-         Đề nghị giải thích nếu người phỏng vấn liên tục ngắt lời hay có những lời nói/ hành động mâu thuẫn nhau.
-         Giữ vững sự chuyên nghiệp khi trình bày quan điểm của bạn
 
Biết điểm tới hạn
 
Đôi khi rút lui một cách nhẹ nhàng là “chiêu bài” cần thiết cuối cùng khi bạn đã làm mọi việc để cứu vãn cuộc phỏng vấn. Hãy cảm ơn người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn và xin phép rút lui mà không cần nhận xét về cách cư xử của anh/ cô ấy. Hãy cố gắng duy trì sự lịch sự, chuyên nghiệp dù có thể bạn đang rất tức giận.
 
Rút ra bài học
 
Từ kinh nghiệm lần này, hãy rút ra bài học về cách cư xử với những người khó tính trong những tình huống “bí”. Bạn có thể luyện tập cách giải quyết những tình huống tiêu cực giả thuyết với người thân, bạn bè. Như vậy, bạn sẽ không bị “sốc” khi phải đối phó với chúng trong thực tế

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay