Đối phó với những người khó tính.
Lượt xem: 51,453
Xung đột được ăn sâu vào mỗi cơ cấu của mỗi tổ chức trong thế giới thay đổi ngày nay. Khi nó không được giải quyết tốt, nó có thể tạo ra sự thù ghét và hao tổn thời gian, năng lực và năng suất của những mối quan hệ tốt đẹp nhất.
Xung đột cũng có thể là một chất xúc tác mà tạo ra những thay đổi cần thiết. Bạn sẽ không bao giờ giải quyết bất hoà một cách hoàn hảo, tuy nhiên dưới đây là 10 bí quyết nên sử dụng để đối phó với những người khó chịu tại trong và ngoài phạm vi công việc.
1. Nói trực tiếp thay vì nói sau lưng
Đối phó với xung đột một cách trực tiếp có thể là không dễ chịu và dẫn đến một số thất vọng, nhưng nó làm giảm việc đọc ý nghĩ và bực tức mà có thể xảy ra khi những vấn đề không được xử lý một cách trực tiếp. Chọn đúng thời điểm, tài xử lý và giữ khoảng cách luôn có ưu điểm của chúng, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn vẫn nên xử lý bất hoà một cách đối mặt.
2. Không nên tránh sự xung đột
Mọi người thường do dự giữa sự nỗi đau khi xử lý những vấn đề dỡ dang và tội lỗi khi không xử lý chúng. Sự do dự như thế này sẽ làm hao tổn sức lực và thời gian; nó có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sự đi ở của nhân viên. Hãy là người giải quyết khó khăn, chứ không phải là người trốn tránh khó khăn. Những người giải quyết khó khăn học cách xử lý những vấn đề khi chúng bắt đầu phát sinh.
3. Xây dựng một hình thức liên lạc hiệu quả
Tập trung vào việc giải quyết khó khăn trong tương lại, không phải là những vấn đề trong quá khứ. Bạn muốn thay đổi, không chỉ là sự thú nhận của lỗi lầm. Những người thắng của các cuộc cãi vã không bao giờ thật sự thắng bởi vì những người thua cuộc đứng đầu sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Bạn muốn kết quả, chứ không phải kẻ thù đang trả thù.
4. Xử lý vấn đề, chứ không phải tính của con người
Rất dễ dàng nói xấu đối phương "khó chịu" thay vì đối phó với vấn đề. Hãy quyết đoán, nhưng phải chấp nhận rằng những người khác có quan điểm, giá trị và những ưu tiên khác nhau. Khi bạn biến những bất hoà thành vấn đề cá nhân và trả thù, bạn làm tăng thêm sự thù hận.
Giữ sự tập trung vào việc giải quyết bất hoà của hai bên, chứ không phải là vấn đề cá nhân.
5. Đối mặt với sự kháng cự
Những hành động đe doạ hoặc sự phê bình làm cho yên lặng chỉ sẽ tạo ra sự kháng cự ngầm và làm tăng những xu hướng của sự phá hoại ngầm ngay cả những thay đổi cần thiết.
Thúc ép cho những giải pháp cụ thể. Nếu sự phê bình quá nhiều và tiếp tục ngay cả sau khi bạn đối mặt trực tiếp với nó, nó có thể không phải là sự kháng cự - hãy biết khi thú nhận bạn sai.
6. Định nghĩa lại sự quan tâm
Việc này bao gồm việc đối mặt với đối phương vào thời điểm thích hợp và đều đặn. Tránh gán những gì mang lại cho bạn những cớ để không đối mặt với khó khăn, ví dụ: vấn đề này quá tế nhị, hoặc quá tốt, hoặc người đó thuộc loại người hoặc dân tộc như thế. Nếu bạn cho rằng con người không thể thay đổi hoặc có lợi từ sự phản hồi, bạn sẽ có xu hướng không đối mặt chúng. Thay vào đó, hãy đối xử với tất cả mọi người một cách công bẳng, và tỏ sự quan tâm để chứng tỏ sự quyết đoán, công bằng và xuyên suốt.
7. Tránh thành lập những mối quan hệ bất lợi
Trong những mối quan hệ căng thẳng hoặc xấu, mọi người đều thất bại. Hãy thực hành nghiêm túc câu nói của đạo Khổng:"Trước khi bạn bắt đầu một sự trả thù, hãy đào hai ngôi mộ."
Ngay cả những người khó chịu cũng có vài người mà họ làm việc tốt với nhau. Hãy học cách làm việc tốt nhất với những người khó chịu.
8. Đầu tư thời gian vào việc xây dựng những mối quan hệ tốt
Abraham Lincoln nói rằng: "Tôi không thích người đó. Tôi sẽ phải tìm hiểu người đó nhiều hơn."
Look for ways to be sincere. It takes a history of positive contact to build trust. Search for areas of common ground. Even if bridge-building does not work, by being positive bridge builder, you build a reputation everyone will come to respect, even if a few difficult people never respond.
9. Giữ quan điểm của bạn
Ngay cả không trong những sự đề nghị này, hãy nói với bản thân:"Việc này sẽ trôi qua!"
Hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt hơn. Tìm những cách để làm việc trong dự án mà xây dựng phát hiện trong những lãnh vực khác trong tổ chức bạn. Bạn có thể chỉ tìm ra một vị trí mới với một đội khác cùng làm việc.
Với người sếp hoặc bạn đồng nghiệp điên rồi hoặc hung bạo, bạn có thể phải thôi việc. Luôn đầu từ 5 phần trăm của thời gian bạn cho sự nghiệp tương lại để bạn phát triển một cách liên tục những cơ hội nghề nghiệp. Bạn muốn ở lại công ty vì lý do chính đáng, chứ không phải bị bắt buộc.
10. Hãy nhìn vào gương
Người dịch vụ khách hàng thiên tài Ron Zemke kết thúc một cách hoàn hảo khi ông ta nói:"Nếu bạn cảm thấy rằng mọi nơi mà bạn đến, bạn luôn bao quanh bởi những người kỳ quặc và bạn thường xuyên bị buộc phải phản kháng lại hoặc sửa đổi những hành vi của họ, đoán xem? Bạn là người kỳ quặc?"
Bắt đầu bằng cách bảo đảm rằng bạn không phải là người khó chịu.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :