"Đối phó" với sếp khó tính

Lượt xem: 36,062
Thật là khó chịu khi phải làm việc với một vị sếp khó tính và hay “soi mói”, thậm chí còn trả lương cho bạn không hợp lý. Vậy, phải làm gì để “đối phó” với 1 vị sếp khó tính? Rất đơn giản, với những “bí kíp” và lời khuyên dưới đây thì bạn sẽ không còn cảm thấy sếp đáng ghét nữa:


Tập trung vào thực tế, không quan tâm đến tính cách của sếp: Bạn hãy quên đi tính cách của sếp, cho dù ông/bà ta có khó tính hay dễ tính đi chăng nữa, thay vào đó hãy nhìn nhận những vấn đề thực tế một cách khách quan, vấn đề quan trọng là sếp có đối xử công bằng với bạn hay không, lương của bạn có được trả phù hợp với năng lực và công sức của bạn hay không? Bạn càng ít chú tâm, để ý đến tính cách của sếp thì bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn.

Luôn lắng nghe, học hỏi và ủng hộ: Bất cứ khi nào sếp đưa ra ý tưởng hoặc vấn đề nào đó, thay vì tranh cãi kịch liệt với sếp, hãy lắng nghe. Nếu bạn không đồng tình với sếp, hãy thật bình tĩnh và nhã nhặn. Sự lắng nghe của bạn sẽ khiến sếp cảm thấy hài lòng. Sếp cho rằng bạn là một người rất ham học hỏi và tích cực trong công việc. Trong lúc sếp dễ chịu như vậy, hãy khéo léo đưa ra quan điểm của bản thân. Sếp sẽ dễ dàng chấp nhận quan điểm của bạn. Lịch sự, nhã nhặn và bình tĩnh mỗi khi tranh luận với sếp.

Làm việc sáng tạo: Bạn khó có thể yêu cầu sếp giải quyết vấn đề theo cách hoặc quan điểm của bạn. Với một vị sếp “cứng đầu” như vậy, cách tốt nhất là bạn nên chủ động đưa ra một phương án giải quyết bao gồm cả giải pháp, ý kiến của sếp và của bạn. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, hãy luôn chủ động và sáng tạo. Bạn sẽ cảm thấy thật dễ dàng khi làm việc và “đối phó” với vị sếp khó tính của mình.

Nhấn mạnh “quyền” của bạn: Bạn đang phải nhận mức lương thấp hơn so với những đồng nghiệp khác ở cùng vị trí của bạn trong công ty. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng: Những vị sếp này thường tự cho mình là luôn công bằng với nhân viên. Vì vậy, hãy thúc đẩy suy nghĩ đó của sếp. Giả sử khi bạn yêu cầu sếp tăng lương, bạn nên nhấn mạnh các “quyền” bình đẳng mà các nhân viên trong công ty được hưởng. Bạn có thể thuyết phục sếp bằng cách đưa ra những thông tin về lương của các nhân viên khác có cung vị trí với bạn trong công ty. Có như vậy, bạn mới có thể đạt được những điều bạn muốn.

Xem xét đến những thay đổi: Nếu sếp của bạn quá khó tính, xét nét, bảo thủ và bạn không thể chịu đựng hơn được nữa, hãy xem xét liệu bạn có thể làm việc dưới quyền một vị sếp khác trong công ty không?

Cam kết bằng văn bản: Sếp thường không thực hiện những điều mà sếp hứa hoặc đồng ý. Dĩ nhiên, bạn sẽ cảm thấy thật thất vọng và nản lòng. Vì vậy, bất cứ lúc nào sếp hứa hoặc cam kết với bạn điều gì, hãy viết lại những cam kết đó qua email hoặc viết trực tiếp. Có như vậy, bạn mới có thể yêu cầu sếp thực hiện các công việc sếp đã hứa hoặc đồng ý.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay