Dự phỏng vấn khi dùng bữa có như bạn nghĩ?

Lượt xem: 16,445

Dự phỏng vấn trong nhiều tình huống không hẳn sẽ luôn luôn diễn ra tại văn phòng công ty và trong giờ làm việc mà đôi khi nhà tuyển dụng có thể sẽ hẹn phỏng vấn ứng viên tiềm năng ở các địa điểm khác vào lúc thuận tiện nhà hàng ăn trưa hoặc quán cà phê. Có thể vì công việc của họ thường xuyên phải di chuyển bên ngoài nên không tiện về văn phòng, hoặc họ đang muốn tìm nhân viên thị trường, hoặc cũng có thể đây là phương án phù hợp khi không muốn nhân viên hiện tại biết rằng công ty đang tìm người mới.

Nếu chưa từng tham dự hình thức phỏng vấn này lần nào trước đây, có thể vì tâm lý xem nhẹ mức độ quan trọng của nó, bạn sẽ bất ngờ rơi vào tình huống lúng túng do chưa chuẩn bị đủ. Nên hiểu rằng, không đơn giản như vẻ ngoài, phỏng vấn trong khi dùng bữa chính là một trong những phương thức để nhà tuyển dụng tận dụng các môi trường giao tiếp thoải mái hơn công sở để thử đánh giá kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng xử của nhân viên tương lai.

Nếu biết cách tìm hiểu và chủ động luyện tập để giúp bản thân có được phong thái đĩnh đạc và cách hành xử tốt thì bạn sẽ trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy thường xuyên trau dồi các kỹ năng giao tiếp và nghi thức ăn uống kết hợp phỏng vấn qua một số lời khuyên hữu ích sau đây của CareerViet.vn nhé!

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI DỰ PHỎNG VẤN

  • Xác nhận lịch phỏng vấn chi tiết. Khi được mời dự phỏng vấn, bạn cần làm rõ các thông tin quan trọng về thời gian, địa điểm và người mình sẽ gặp. Nên xác định chính xác địa điểm hẹn với đầy đủ số nhà, tên đường, phường, quận cụ thể, hỏi xem quán cà phê hay nhà hàng đó có nằm trên tầng mấy, trong toà nhà nào, gần ngã tư hay vào hẻm hay không… Đặc biệt, bạn phải đảm bảo mình đã có số điện thoại di động của phỏng vấn viên. Ngoài ra, nếu hai bên có thể mô tả trước rằng mình trông như thế nào, áo quần ra sao thì càng tốt. 
  • Tìm hiểu về công việc, công ty và phỏng vấn viên. Hãy nhớ rằng đây vẫn là một buổi phỏng vấn, ngay cả khi bạn và nhà tuyển dụng ngụ ý với nhau rằng buổi gặp gỡ này chỉ để nói chuyện thân tình, trao đổi trước vài thông tin. Nếu thực sự muốn giành lấy công việc, hãy cho thấy thiện chí và sự quan tâm tích cực nhất thông qua hiểu biết của bạn về những thứ liên quan. Tất nhiên, bạn nhớ đừng quên chuẩn bị sẵn nội dung trả lời cho các câu hỏi thường gặp.  

  • Chuẩn bị trang phục. Hãy ăn mặc chuyên nghiệp trong mọi tình huống dự phỏng vấn. Dù cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra khi uống cà phê, ăn trưa hay ăn tối, bạn không đến văn phòng nhưng cần xuất hiện với vẻ ngoài chỉnh chu, đáp ứng đúng tính chất công việc. Bạn nên dành thời gian để khám phá xem nơi mình gặp nhà tuyển dụng thuộc hình thức nào: quán ăn bình thường hay nhà hàng sang trọng. Sự phù hợp với tính chất công việc là quan trọng nhất, bởi qua trang phục đó bạn sẽ cho thấy rằng mình đến để bàn về khả năng hợp tác làm việc. Bạn không nên ăn mặc xuề xoà nếu đến nhà hàng, cũng đừng quá lộng lẫy khi hẹn gặp ở quán cafe bình dân. Đừng lựa chọn trang phục như đi xem phim, tập thể dục hay picnic, vẻ ngoài dễ thương xinh xắn hay cá tính “bụi phủi” đều nên để dành lại lúc khác. Bạn đang đến gặp người đại diện từ phía nhà tuyển dụng tiềm năng chứ không phải người yêu tương lai hay hội bạn.
  • Mang theo sổ, bút, danh thiếp và tài liệu bổ sung. Giống như khi dự những buổi phỏng vấn chính thức khác, gặp mặt nhà tuyển dụng ở không gian công cộng cũng cần được chuẩn bị đầy đủ tương tự. Nếu lĩnh vực hoặc đặc thù công việc bạn quan tâm cần tài liệu hay hồ sơ bổ sung, bạn nên đem theo chúng để có thể trình bày ngay khi cần thiết. Nhiệm vụ này có thể bao gồm cả việc đem dự phòng các bản sao resume, công việc mẫu, portfolio, và thông tin người tham khảo.

BÍ QUYẾT VƯỢT QUA CÁC BUỔI PHỎNG VẤN TẠI QUÁN CAFE HOẶC NHÀ HÀNG

Nhà tuyển dụng thường hẹn ứng viên tiềm năng ra ngoài uống cà phê, ăn trưa hoặc ăn tối, đặc biệt khi họ đang cần tìm người phụ trách công việc có nhiều tương tác với khách hàng. Họ quyết định như thế vì muốn tạo cảm giác thoải mái tự nhiên cho ứng viên. Song song đó, họ muốn quan sát nhiều để đảm bảo bạn biết cách ăn uống phù hợp, để đánh giá các kỹ năng xã hội, và để xem xét cách bạn xử lý các áp lực.

Vì các hoạt động có thể diễn ra trong một buổi cà phê thường khá đơn giản, vì thế chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy tắc ứng xử và kỹ năng dùng bữa đặt trong không gian nhà hàng để các hướng dẫn mang tính bao quát hơn:

  • Hãy đến sớm. Bạn hãy có mặt tại điểm hẹn sớm khoảng từ 10 đến phút. Việc đến trước thời hạn sẽ giúp tránh tình trạng tất bật hay tâm lý vội vàng, đồng thời nó cho phép bạn chuẩn bị nhiều ý tưởng trò chuyện hoặc kịch bản giao tiếp trước cuộc phỏng vấn.
  • Cần một chút gợi chuyện để “phá băng” và lấy cảm tình của người đối điện. Bạn có thể bắt đầu bằng việc hỏi phỏng vấn viên rằng họ từng đến nhà hàng này trước đây chưa, trò chuyện về thời tiết, hỏi thăm xem ngày của họ đã trôi qua thế nào.
  • Cẩn thận khi gọi món. Hãy tránh chọn những món đắt nhất trong thực đơn, hành động này sẽ khiến bạn trông rất kém duyên. Cũng không nên gọi những món khiến mình không thể ăn một cách duyên dáng, gọn gàng. Hãy tập trung vào những món có thể xử lý nhanh chóng và dễ dàng cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Các món cần dùng tay hay được pha trộn phức tạp cầu kỳ như tôm cua, thịt gà với xương to, hamburger hay sandwich cỡ lớn, mì ống nhiều nước sốt… đều rất nguy hiểm. Bạn sẽ muốn người phỏng vấn tập trung vào cuộc trò chuyện chứ không phải cách bạn “vật lộn” với vỏ tôm cua và khó chịu vì nước sốt mì ống lỡ văng vào cổ áo?
  • Trong quá trình dùng bữa, hãy luôn là người lễ độ và lịch sự. Không chỉ là với phỏng vấn viên, hãy thường xuyên nói "vui lòng" và "cảm ơn" với nhân viên phục vụ, với những người khác làm việc tại nhà hàng. Tất cả những hành động này sẽ thể hiện phẩm chất và tính cách của bạn.
  • Thanh lịch và khéo léo khisử dụng các loại dụng cụ dùng bữa. Muốn dùng đúng hết tất cả những thứ này chúng ta cần tìm hiểu và luyện tập. Hãy chủ động học để không bị bối rối hoặc mất mặt khi bước vào các bữa tiệc được phục vụ với nhiều loại ly, tách, dao, muỗng, nĩa, dĩa… khác nhau.

  • Hãy nhớ những quy tắc ăn uống chúng ta đã học từ nhỏ: ngồi thẳng, không kê khuỷu tay lên bàn, không khua muỗng đũa vào chén bát, nhai chậm nhưng không hở miệng, không nhóp nhép hoặc húp nước phát ra tiếng… Hãy cắn những miếng nhỏ để có thể dễ dàng nuốt nhanh và tiếp tục nói chuyện với phỏng vấn viên mà không có thức ăn trong miệng.
  • Khi tất cả mọi người đã ngồi vào bàn, bạn hãy đặt khăn ăn của mình lên chân, che đến gối. Nếu cần rời khỏi bàn, hãy đặt khăn ăn của bạn lên ghế hoặc tay ghế. Khi đã ăn xong, hãy di chuyển dao và nĩa đến vị trí "bốn giờ" và đặt khăn ăn đã gấp gọn vào bên trái của đĩa để đối phương biết bạn đã dùng xong.
  • Không nên uống rượu bia khi phỏng vấn. Buổi phỏng vấn cũng đã đủ khó khăn rồi nên không cần thêm chất cồn vào vào để tâm trạng trở nên lộn xộn hơn, đôi khi mất kiểm soát, có lời nói hay hành động quá trớn.
  • Không nên huỷ món hay gửi trả lại các món đã gọi, cũng như đừng có ý định đóng gói những món bạn dùng chưa hết đem về nhà. Mặc dù chúng ta thỉnh thoảng vẫn làm thế khi đi cùng bạn bè, và tránh lãng phí là tốt, nhưng trong bối cảnh bạn đang dự phỏng vấn thì đây không phải là môi trường phù hợp để yêu cầu “bỏ hộp mang về”. Cách tốt nhất là gọi món vừa đủ theo nhu cầu. Nên nhớ rằng mục tiêu bạn đến là để nói về công việc chứ không phải thưởng thức ẩm thực.
  • Khi hoá đơn tính tiền được đưa ra vào cuối buổi, lúc mọi người đã trao đổi xong, bạn có thể lịch sự đề nghị thanh toán hóa đơn. Tuy nhiên, thông thường, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ nói rằng họ mời bạn. Trong trường hợp này, đừng quá nghĩ ngợi hay ái ngại khi để phỏng vấn viên trả cả hóa đơn và tiền boa.
  • Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn đã gửi lời cảm ơn phỏng vấn viên vì đã dành sự quan tâm và thời gian để chia sẻ về công việc. Ngoài ra, bạn có thể một lần nữa nhắc lại sự quan tâm đối với công việc và hỏi xem quy trình tiếp theo sẽ như thế nào, bạn có thể theo dõi để biết kết quả hay liên hệ lại trong thời gian bao lâu.

Hai điều quan trọng nhất luôn phải ghi nhớ

  • Khó khăn lớn nhất khi dự phỏng vấn ở một không gian mở chính là những phiền nhiễu và tác động gây mất tập trung từ bên ngoài. Và thứ gây xao nhãng phổ biến và điển hình nhất chính là chiếc điện thoại di động của bạn. Vì thế, hãy chắc chắn là bạn đã tắt điện thoại, hoặc chí ít là tắt chuông, trước khi bạn ngồi xuống phỏng vấn. Tốt nhất, bạn nên cất kỹ điện thoại vào túi hoặc giỏ ở nơi mà bạn không bị thôi thúc phải lấy nó ra xem. Thời gian dành cho buổi phỏng vấn sẽ không dài đến mức bạn không thể tạm ngưng trong vòng 1-2 giờ. Hãy sắp xếp trước các công việc nếu cần thiết nhé!
  • Bạn nên cố gắng thư giãn, tập trung lắng nghe và tích cực tham gia vào cuộc trò chuyện. Dù xung quanh sẽ có nhiều âm thanh khác nhau, do tiếng nhạc, thực khách trò chuyện ồn ào, nhân viên phục vụ đi lại, hãy cố gắng tập trung cao độ vào người phỏng vấn và chủ đề của buổi phỏng vấn rồi thể hiện phong độ tốt nhất của bạn.

Mời bạn cùng đến dùng bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối chính là cách để nhà tuyển dụng kiểm tra cách ứng xử cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội của bạn tốt hơn so với môi trường văn phòng. Sở hữu được phong cách ứng xử chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với các ứng viên khác, vì vậy hãy dành thời gian để luyện tập tốt các gợi ý trên đây với CareerViet.vn nhé!

>>>> Xem thêm : Việc tốt Lương cao

Nguồn hình: Freepik

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Propzy tuyển dụng | VinID tuyển dụng | AIH tuyển dụng | việc làm tại nhà đà nẵng | việc làm kỹ thuật đà nẵng | tìm việc làm tại ngã ba trị an | việc làm cho người lớn tuổi tại đà nẵng | tuyển dụng công nhân ở dĩ an bình dương

Bài viết khác

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm

Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay