Đừng học để sưu tầm bằng cấp

Lượt xem: 12,876

Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm. Họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học.

Đừng học để sưu tầm bằng cấp

Một số người khác đến trường chỉ đơn giản để “quên cuộc sống hiện tại trong một thời gian. Đi học thì tốt hơn là đi uống bia”. Nhưng nên nhớ đi học cần nhiều thời gian và tiền bạc, và điều đó thì không nhẹ nhàng chút nào.

Sau khi đi làm rồi quay lại học thì bạn mới biết rõ bạn cần trau dồi lĩnh vực nào, đừng thử học một cái mới. Theo thăm dò của Quarterlifecrisis.com, chỉ 46% người tốt nghiệp ĐH (trung bình ở tuổi 25) cảm thấy rằng họ đã tìm được ngành nghề đúng. Nếu bạn đi học một ngành mà bạn không chắc chính xác có thích hợp không, có thể bạn sẽ có kết thúc không hay, hoặc năng lực của bạn một lần nữa bạn lại bỏ qua.

Khi nào nên đi học

- Khi điều duy nhất làm bạn không với tới chức vụ cao hơn mà bạn mong đợi là thiếu một bằng MBA.

- Sau khi làm ngành này nhiều năm, cuối cùng bạn thấy một chỗ thích hợp cho mình.

- Khi bạn cảm thấy thật cần thiết và khao khát kiến thức trong một lĩnh vực đặc biệt.

- Khi bạn đã hoàn thành mọi thứ theo cách có thể trong lĩnh vực của bạn với bằng cử nhân và muốn phát triển ở lĩnh vực đó.

Không nên đi học

- Khi bạn nản công việc hiện tại và muốn tìm một công việc mới.

- Bạn muốn tạo cho mình là người ấn tượng khi có thêm những danh xưng đứng phía trước tên bạn, như Thạc sĩ... gì gì đó.

- Đi học như là một cách để lấy lại thời gian.

- Khi bạn nghe lĩnh vực nghề đó đang hot, nhưng chưa thực sự cố gắng ở lĩnh vực của mình ngay từ đầu.

Có bằng cấp cao hơn không có nghĩa là bỏ công việc hiện tại. Bạn có thể làm bán thời gian, làm buổi tối, và bạn có thể xin sếp cho tiền học phí. Hãy nghiên cứu tất cả những cơ hội công việc tương lai và những điều kiện học tập trước khi lao vào học và hãy tính đến tình huống là khi học xong bạn phải mắc nợ mà chưa chắc sẽ có một công việc tốt hơn. Hãy chắc chắn bạn đang học vì những lý do đúng.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay