Đừng “lạc giữa dòng” sự nghiệp

Lượt xem: 12,501

Cần trau dồi tiếng Anh để tự tin giao tiếp với người nước ngoài - Ảnh chụp tại trường Ngoại Ngữ New York

Nếu không có cái nhìn tổng thể lẫn chi tiết khi lập chiến lược thăng tiến, bạn trẻ dễ bị rối khi va chạm thực tiễn nghề nghiệp.

Chuẩn bị chu đáo

Việc chuẩn bị chu đáo cho sự thăng tiến phần nào giúp bạn tránh được sự bị động khi va chạm thực tế. Đó cũng là mục đích của loạt bài “Chiến lược thăng tiến” vừa rồi. Nhiều trường hợp ứng viên sau khi trả lời trôi chảy những câu hỏi về chuyên môn, tưởng chừng đã ghi được “điểm 10” với nhà tuyển dụng, thì bị khựng lại trước câu hỏi: “Bạn biết gì về doanh nghiệp chúng tôi?”. Không trả lời được, trả lời chung chung hoặc lạc đề dễ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn chưa thực sự quan tâm tới công việc và công ty mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn bị loại chỉ vì lý do này thì thật đáng tiếc!

Sự thăng tiến của bạn cũng có thể rơi vào tình huống như trên nếu những kiến thức và kỹ năng của bạn không được sắp xếp có trật tự và chu đáo. Bạn trẻ dễ bỏ quên những kiến thức, kỹ năng tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại quan trọng khi làm việc: các kỹ năng Anh ngữ, kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính, hiểu biết cơ bản về xã hội… Bên cạnh đó, để thành công, bạn trẻ không thể không rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sử dụng thời gian hiệu quả, nghệ thuật xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân, nghệ thuật gây ảnh hưởng và thu hút người khác… Ngoài ra, không ít bạn trẻ ôm đồm trong học tập rèn luyện hoặc vội vã chọn nghề dẫn đến có lúc sẽ bị rối tung giữa mớ bòng bong kiến thức của chính mình và mất phương hướng nghề nghiệp.

Có thể nói, tiếng Anh là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong “hành trang” thăng tiến cũng như phát triển tri thức trong thời buổi hội nhập ngày nay. Cô Nguyễn Hồng Nhung, Giám đốc điều hành Trường Ngoại ngữ NewYork chia sẻ về cách học Anh ngữ hiệu quả: “Bạn nên tập suy nghĩ và nhớ bằng tiếng Anh, tránh việc phải chuyển dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Nếu có điều kiện, nên tham gia các lớp học có phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả phù hợp đặc thù học tiếng Anh mang tính thực tiễn cao, giúp học viên đạt được kết quả nhất định trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên chọn lớp có không khí học tập nghiêm túc nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh với các chủ đề gần gũi với đời sống để bạn thấy thích thú mà học dễ dàng hơn. Nếu quá bận rộn thì bạn có thể học Anh ngữ bất cứ lúc nào trong ngày như: đọc báo tiếng Anh, xem phim nước ngoài, tham dự CLB tiếng Anh vào cuối tuần…”

Theo đuổi mục tiêu

Có mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn giúp người lao động trẻ tránh “đứng núi này trông núi nọ” - chuyển công việc liên tục. Trước hết, bạn cần hiểu mình rồi mới chọn nghề, tự đánh giá mình để định hướng nghề nghiệp và xác định việc làm khởi nghiệp. Từ đó, bạn cố gắng trở thành một “thợ săn việc” cừ khôi, chọn được công việc phù hợp với nghề nghiệp mình đeo đuổi. Bạn trẻ không nên vội nản lòng nếu vị trí hay mức lương chưa cao trước khi chứng minh được: “Công việc này cần có tôi!”. Như vậy, mục tiêu ngắn hạn là hội nhập môi trường doanh nghiệp, tìm một môi trường đem lại cơ hội học tập và chứng minh năng lực. Muốn khẳng định được năng lực, cần hoà nhập vào môi trường làm việc kèm với “rèn kỹ năng làm việc”. Cần quan tâm hội nhập môi trường doanh nghiệp nhưng cũng đừng nghĩ mình chỉ cần hoà đồng là đủ vì chính hiệu quả công việc mới là yếu tố quyết định bạn trụ vững trong công ty hay không.

Thăng tiến lên các cấp quản trị có thể là cái đích tiếp theo, sau khi bạn trẻ khẳng định được năng lực làm việc và kỹ năng quản lý của mình. Nhiều người làm việc tốt nhưng lại không thành công ở cương vị quản lý. Ngược lại, sẽ không có gì là thiệt thòi hay đáng tiếc, nếu không phải là một quản lý mà là một nhân viên lành nghề hoặc một chuyên gia thông thái. Bằng cách đó, bạn vẫn có thể thành công với nghề nghiệp đã chọn, thay vì là một người quản lý tồi.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay