Đừng từ bỏ cá tính lãnh đạo!
Lượt xem: 14,419
Theo như một nghiên cứu mới của Trung tâm Lãnh đạo quần chúng tại Trường Quản trị John F.Kenedy thuộc đại học Harvard và Báo cáo của Thế giới mới tại Mỹ, 70% số người ở Mỹ tin rằng có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo xảy ra tại đất nước họ.
Sự tin tưởng của công chúng vào các lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục, tôn giáo và kinh doanh là rất thấp và ngày càng giảm sút. Chỉ có 38 % người Mỹ tin rằng hầu hết các lãnh đạo ngày nay có các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn.
"Khi mà mọi người thất vọng sâu sắc hoặc nghi ngờ các lãnh đạo của họ, điều đó có nghĩa là họ đang đưa ra một bản tuyên bố về tính cách của lãnh đạo", Gene Klann thuộc Trung tâm Lãnh đạo sáng tạo khẳng định.
"Một hành vi của lãnh đạo phản ảnh những gì mà họ đại diện và cho thấy bản chất tự nhiên của họ là gì", Klann giải thích. "Tính cách của lãnh đạo được biểu lộ thông qua các hành vi được cho là xác thực và có tính xây dựng. Kết quả là, lãnh đạo giành được sự tôn trọng và niềm tin, đồng thời tạo ra mối liên hệ chắc chắn hơn về mặt cảm xúc giữa bản thân họ và những người đồng nghiệp, các nhân viên".
Các lãnh đạo trong lĩnh vực khác nhau vẫn có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong các tổ chức của mình bằng việc chứng minh và phát triển các đặc tính của lãnh đạo. "Trái với cách nghĩ phổ biến, đặc tính của lãnh đạo có thể được phát triển ở những người ở các độ tuổi trưởng thành".
Để phát triển tính cách, các lãnh đạo nên tập trung vào hành vi của mình, luôn có điều chỉnh và giữ sự nhất quán.
Tập trung vào hành vi
Cá tính lãnh đạo không nên là một ý niệm trừu tượng hay mơ hồ. "Tính cách của lãnh đạo liên quan tới những hành vi hữu hình", Klann giải thích. Đó chính là những gì mà lãnh đạo nói và làm - bất kể các phẩm chất bên trong mà họ có hoặc các suy nghĩ mà họ che dấu. Những hành vi đó xác định danh tiếng của họ.
Bằng việc tập trung vào các hành xử, sau đó, các lãnh đạo có thể xây dựng và củng cố tính cách của mình. Họ có thể học cách nói năng và cư xử để thể hiện các phẩm chất tốt đẹp như: can đảm, chu đáo, tự kiềm chế, lạc quan và truyền thông hiệu quả. "Không có bất kỳ phẩm chất nào trong số trên là bẩm sinh, và cả năm yếu tố đó nằm trong trọng tâm của việc lãnh đạo hiệu quả".
Điều chỉnh, đừng "đại tu"
Tất nhiên, việc thay đổi hành vi không phải lúc nào cũng dễ. "Một hành vi mà một người thể hiện trong nhiều thập kỷ sẽ không thay đổi chỉ trong một đêm", Klann giải thích.
"Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể nhận thấy khi nào thì việc thay đổi một số hành vi là có lợi và có thể hành động phù hợp. Đặc biệt là, người trưởng thành thay đổi hành vi của mình để đạt được những gì tích cực và tránh những gì tiêu cực. Vấn đề cốt lõi là nên đi vào thay đổi hành vi của người trưởng thành, chứ không nên trông đợi vào việc thay đổi thay đổi tất cả trong một chốc lát.
Nhất quán
"Danh tiếng dựa trên hành vi của nhà lãnh đạo", Klann nói. Khi một hình mẫu về ứng xử của lãnh đạo luôn phản ánh những phẩm chất tốt đẹp, thì kết quả mang lại là sự tôn trọng hơn, niềm tin cũng như sự kết nối về mặt tình cảm sẽ sâu đậm hơn giữa lãnh đạo và nhân viên của họ.
Phát triển tính cách của lãnh đạo và 5 chữ E "vàng"
Làm thế nào để các lãnh đạo tạo dựng nên một quy trình hiệu quả để phát triển tính cách của bản thân họ và cho cả cấp dưới của họ? Gene Klann của Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo đưa ra 5 chữ E "vàng":
- Làm mẫu (Example): Lãnh đạo bằng cách làm mẫu được coi như một khuynh hướng tự nhiên của con người. Cách làm này giúp cho hành vi/ cách ứng xử của cá nhân đạt được sự quý trọng hơn. Đối với lãnh đạo, cách ứng xử của họ tạo nên tiêu chuẩn cho toàn bộ tổ chức.
- Giáo dục (Education): Các lãnh đạo và các tổ chức nên tìm các biện pháp để thảo luận về tầm quan trọng của tính cách, sức ép tiềm tàng và các thách thức đối với tính cách, và nguy cơ "tiềm ẩn" đối với sự thiếu sót trong tính cách. Giáo dục có thể bao gồm cả các thảo luận về các bài học và các bối cảnh mà trong đó bao hàm những lựa chọn khó khăn về mặt đạo đức và phẩm hạnh.
- Môi trường (Environment): Văn hóa của tổ chức được hình thành nên và phát triển liên tục bởi chính các hành động và các giá trị của mọi người trong tổ chức. Các lãnh đạo cấp cao có thể tạo nên môi trường mà trong đó có sự cởi mở đối với việc phát triển tính cách thông qua 2 cách: một là tạo ra một tập hợp các giá trị rõ ràng, chi tiết và mang tính thực tiễn trong tổ chức; hai là đảm bảo rằng mỗi người trong tổ chức sẽ "tạo sức sống" cho các giá trị đó.
- Kinh nghiệm (Experience): Các lãnh đạo cấp cao nên đảm bảo rằng các nhân viên có nhiều tiềm năng luôn được thực hiện công việc một cách "liên tục". Các nhiệm vụ được giao cho các nhân viên này buộc họ đứng trước các lựa chọn khó khăn. Tuy nhiên, những lựa chọn đó lại có thể giúp họ hiểu hơn và phát triển tốt hơn tính cách của mình. Những kinh nghiệm này sẽ cho thấy những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của những người có thể sẽ trở thành lãnh đạo trong tương lai của tổ chức.
- Đánh giá (Evaluate): Những trông đợi rõ ràng đối với các hình mẫu về ứng xử cần được thiết lập và truyền đạt. Sau đó, các lãnh đạo có thể sử dụng các buổi phản hồi và đánh gái thực hiện công việc để đánh giá các tiến triển của họ, xem xét lại các trường hợp đặc biệt khi tính cách của họ có "vấn đề".