Đừng xem nghề là “cần câu cơm” tạm thời
Lượt xem: 17,065Gần đây, khái niệm văn hóa nghề được nhắc đến như là một tiêu chí làm người, nhất là đối với đội ngũ lao động trẻ. Khi đất nước đổi mới, nhiều doanh nghiệp (DN) ra đời, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam, tạo việc làm cho không ít lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Và từ đây, đời sống công nghiệp, tác phong công nghiệp, văn hóa nghề... được đề cập nhiều hơn, thậm chí đã có đề xuất biên soạn thành giáo trình giảng dạy ở các trường nghề.
Khi các DN hình thành, nhiều thanh niên nông thôn hồ hởi từ giã ruộng đồng về TP khoác lên mình chiếc áo công nhân, nhưng nhiều người vẫn chưa quen nếp sống công nghiệp, đi đúng giờ, làm đúng việc, làm ra làm, nghỉ ra nghỉ, làm theo ca, theo kíp... Từ đó, nảy sinh nhiều vụ tranh chấp lao động; nhiều lao động nhảy việc hết nơi này tới nơi khác, khiến cho DN “khóc ròng” vì bị biến động lao động. Ở đây, tôi muốn nói đến góc độ văn hóa nghề. Có tình trạng này là vì phần lớn người lao động không yêu nghề mến việc. Công việc ở TP đối với họ chẳng qua chỉ là “đi cho biết đó biết đây”, nếu gặp may thì định cư luôn ở TP, nhược bằng sau mấy năm tay trắng vẫn hoàn trắng tay thì quay về “vui thú điền viên”. Những suy nghĩ này cũng được phản ánh trên sách, báo, truyền hình. Ở đó, ta thấy nghề nghiệp chỉ là cái giá đỡ để nhân vật bộc lộ cách sống của mình, chứ không phải là chìa khóa vàng để mở cửa đón tương lai.
Từ xa xưa, ông cha ta thường nhắc: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nghĩa là muốn được “thân vinh” thì phải có “nghệ tinh”. Nhưng “nghệ tinh” không phải từ trên trời rơi xuống mà phải yêu nghề, ngày đêm trăn trở với nghề; không ngừng học hỏi ở những người đi trước, ở bạn bè, ở sách vở... Đó chính là văn hóa. Theo định nghĩa thông thường, văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. Đối với nghề, chỉ có những người yêu nghề, sống chết với nghề mới hiểu được thế nào là thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. Nếu làm nghề mà chỉ coi nghề là thứ “cần câu cơm” tạm thời thì khó mà đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp. Đành rằng, ta có quyền thay đổi nghề cho phù hợp với cuộc sống, với hoàn cảnh, với năng lực ngày một tăng tiến,... nhưng dù một ngày một buổi với nghề ta cũng phải ứng xử cho có văn hóa, chứ không thể tùy tiện chỉ biết làm theo ý thích của mình.
Thiên Vệ Linh Công (Luận ngữ) có ghi: “Người thợ muốn thiện nghệ, trước hết phải mài dụng cụ cho bén”. Hưởng đồng lương của DN dù chỉ một ngày, ta cũng phải “mài dụng cụ cho bén” để được sự tôn trọng của tập thể, của DN. Đó chính là cái đạo làm người cần phải có để cuộc đời đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Và đó cũng chính là văn hóa nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Top những từ khsoa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Salesman | Telesales | Việc làm Đông Anh | việc làm 24h đà nẵng | lg display tuyển dụng | vua nệm tuyển dụng | vinaconex tuyển dụng | công ty vinamilk tuyển dụng tai vsip 1 | lương ngành công nghệ sinh học