Được lòng sếp...
Lượt xem: 13,123Kiểu như: “Tthế mà bảo là hiểu rồi”, “Kiểu này là phải làm lại hết thôi”, “Làm thế này mà gọi là làm à?”…
Khi người khác mắc lỗi, chị lớn tiếng chỉ trích và coi người khác không ra gì, nói oang oang về lỗi lầm của họ đến nỗi cả gian phòng to đều nghe tiếng, rồi gặp ai chị cũng chê bai than thở rằng làm việc với người này chán lắm, người kia thật chẳng biết làm gì, cái gì cũng sai và không đúng quy trình khiến chị phải mất công sửa chữa và làm lại.
Khi làm việc thì ai cũng có thể mắc lỗi và không ai muốn lỗi lầm của mình trở thành đề tài “buôn dưa lê, bán dưa chuột” nơi công sở nên đồng nghiệp của chị thật sự không ưa chị, chị và một vài người từng xảy ra to tiếng chính vì thái độ thiếu tôn trọng người khác đó. Thậm chí, họ còn cho rằng chị chẳng làm được việc gì nên hồn ngoài đi châm chọc và soi mói người khác, bởi vì chị suốt ngày lượn ra lượn vào khắp các phòng làm việc có khi chỉ để nói về một nhân viên mới vào làm không biết cách viết một report như thế nào theo như đúng ý chị mong muốn.
Trong mắt chị: Sao mà lại nhiều người “dốt” và làm việc kém hiệu quả đến thế, nếu không chỉ bảo đến nơi đến chốn thì sẽ chẳng ai biết làm gì mất. Có mỗi việc con con là nghiên cứu công nghệ để làm một dự án mới, sau đó trình bày trước ban quản lý mà làm mãi vẫn không xong được mấy cái slide cho đẹp, ngắn gọn và dễ hiểu.
Làm việc không đúng thì phải nhắc nhở, mình có to tiếng một chút cũng đâu có sao, các sếp và mọi người sẽ thấy được mình là một người trách nhiệm và tận tụy với công việc, chuyên môn tốt. Cũng phải than thở với ai đó về việc một người làm việc kém chứ, không thì thật ức chế và khó chịu. Hơn nữa, việc tìm ra được một lỗi lầm của người khác và chỉ bảo cho họ, chị cảm thấy thật thú vị và kiêu hãnh.
Trong mắt sếp: Đó là một nhân viên giỏi giang và năng nổ, mọi chuyện đều có thể kiểm soát và làm rất tốt. Tuy thỉnh thoảng có thấy cô ấy to tiếng và hơi nặng lời với đồng nghiệp, nhưng đó vẫn là một người quan trọng và cần thiết với công ty. Nên chuyện cô ấy có đi muộn một chút, hay phàn nàn kêu ca về những người khác một chút, thỉnh thoảng không tuân thủ quy trình làm việc một chút cũng có thể châm chước được. Bởi vì cô ấy thật giỏi và có thể đảm đương được những trọng trách lớn, sắp tới sẽ có thể cất nhắc cô ấy lên một vị trí cao hơn nữa. Tìm được một người giỏi như cô ấy bây giờ thật khó, nên đôi khi nhường nhịn cô ấy một chút cũng không sao.
Thực tế: Ít nhất đã có một nhân viên xin nghỉ khỏi công ty mà lý do thật sự là vì chị, nhưng có lẽ các sếp không biết điều đó. Hoặc có thể họ biết nhưng không có phản ứng gì cụ thể. Những nhân viên khác, làm việc với một đồng nghiệp khó chịu như vậy khiến họ rất ức chế và đôi khi tỏ ra bất cần, không chuyên tâm với công việc như trước vì kiểu gì cũng sẽ bị chê bai là kém. Đã có những dự định chuyển việc ngấm ngầm của một số nhân viên, mà họ cảm thấy sẽ thật sự hài lòng nếu ra đi cùng một lúc để mặc cho chị và các sếp chèo chống trong lúc chưa tìm được nhân viên mới.
Đành rằng ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng phản ứng với lỗi lầm của người khác một cách lộ liễu và không tôn trọng của chị rõ ràng là không nên. Còn thái độ nhân nhượng chị một cách quá đáng của các sếp chỉ khiến cho tình hình càng trở nên căng thẳng, gây mất lòng tin với các nhân viên khác trong công ty.
Trong trường hợp này, lỗi lầm chủ yếu lại thuộc về người quản lý. Vì ở đâu và công ty nào cũng sẽ có người thế này, thế khác, một người quản lý tốt cần cân bằng được công việc của các nhân viên, điều chỉnh kịp thời và nghiêm khắc với những người mà mình quản lý, kể cả với những nhân viên mà mình thật sự rất yêu quý và đánh giá cao.