Được sếp yêu thích, hay là cưỡi trên lưng hổ?

Lượt xem: 35,567

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Được sếp thích thì có lợi rõ rồi: bạn có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, được quan tâm hơn và cũng nắm bắt các thông tin quan trọng sớm hơn người khác. Nhưng bạn cũng biết là cái gì cũng có giá của nó. 

Bạn hiểu rõ rằng mọi người sẽ rất khó chịu và nghi ngờ với mọi thành tích bạn đạt được. Về cơ bản, có nhiều lý do để bạn nên giúp sếp đối xử bình đẳng hơn với mọi người. Nhưng làm thế nào để giảm bớt sự thiên vị mà không tỏ ra vô ơn hoặc làm sếp tổn thương là cả một nghệ thuật. 

Được sếp yêu thích, hay là cưỡi trên lưng hổ?
Thân thiết với sếp cũng là một nghệ thuật

Tại sao sếp nên đối xử bình đẳng?

Việc sếp thiên vị bạn xuất phát từ một lý do tốt đẹp: bạn đã giành được sự tin tưởng và yêu mến của họ. Và có thể sếp không nhận ra sự khó xử mà bạn gặp phải trong những tình huống thiên vị. Trong suy nghĩ của sếp, bạn là một nhân viên có giá trị và được tôn trọng, nhưng đối với đồng nghiệp, bạn là người được thiên vị. Dù sếp chỉ vô tình, thì trở thành con cưng của sếp có thể khiến bạn gặp khó khăn với đồng nghiệp
Mặt khác, trở thành con cưng của sếp có thể là một điểm bất lợi cho bạn: giống như bạn đang đi nhờ xe của người khác trên con đường sự nghiệp. Nếu họ rời đi hoặc bị sa thải, bạn cũng mất chỗ dựa. Ngoài ra, hãy đặt câu hỏi: tại sao sếp chọn bạn? Có phải vì bạn biết xoa dịu cái tôi của họ? Nếu vậy, liệu có lúc bạn thất sủng?

Những biểu hiện thân thiết

Có những tình huống bạn cho là bình thường, nhưng với người khác là bất thường: bạn tự tiện vào văn phòng của sếp ngồi khi sếp đi vắng. Bạn ăn trưa cùng sếp. Hoặc được sếp gọi vào để chỉ cho những câu chuyện cười. Chuyện nhỏ này có thể khiến mọi người nhìn rõ mối quan hệ của hai người thân thiết đến đâu, nghĩa là bạn nên đặt “ranh giới mềm” với sếp.

Khuyến khích sếp nhìn nhận cả người khác

Là nhân viên được ưu ái, bạn sẽ thuận lợi để giúp sếp thấy được giá trị của những người khác trong nhóm. Sẽ không dễ để duy trì trạng thái cân bằng giữa sự thiên vị và công tâm. Nhưng nếu bạn làm được điều đó cho những người có thành tích tốt nhất mà không được nhìn nhận rõ ràng nhất, thì mọi người có thể thấy bạn tận dụng lợi thế uy tín của mình với mục đích tốt.

Bạn có thể ‘tác động'' theo cách công khai hoặc riêng tư tùy tình huống. Ví dụ: ai đó đã hỗ trợ bạn một dự án, thì bạn có thể đưa họ vào luồng mail tổng kết dự án, trong đó note rõ đóng góp của họ. Hoặc nếu dự án của bạn được vinh danh, khen thưởng, mà bạn biết rõ ai đó đóng góp ngang với bạn, bạn nên đề xuất khen thưởng họ đồng thời. Sự công tâm của bạn vừa cho đồng nghiệp thấy bạn không vô ơn mà rất biết phải trái, mặt khác, họ nhận ra lợi thế khi hỗ trợ bạn thay vì chống lại bạn. Sếp cũng được truyền cảm hứng rằng nhóm dưới quyền có sự đồng thuận, cộng tác, và bạn là người được đặt niềm tin xứng đáng.

Thẳng thắn khi cần

Trong một số tình huống, bạn có thể sẽ phải nói rõ với sếp khó khăn mà bạn gặp phải vì đánh giá của người khác. Bạn có thể hỏi nhẹ nhàng rằng: “Tôi rất thích nói chuyện với sếp vì tôi học hỏi được rất nhiều. Nhưng một số người đang nghĩ rằng tôi là ‘tay trong'' của sếp đi dò xét mọi người. Theo sếp, tôi có nên giữ khoảng cách với sếp một chút để mọi người đánh giá chúng ta công bằng hơn không?". 

Được sếp yêu thích, hay là cưỡi trên lưng hổ?
Hãy giúp sếp coi trọng người khác như coi trọng bạn

Không mách lẻo

Lẽ tất nhiên, sếp sẽ chọn bạn làm ‘thùng rác'' để cằn nhằn về ai đó. Việc bạn nên làm là một chút đùa nhẹ nhàng “Vụ này chắc sếp phải bảo bạn ấy đến nơi đến chốn rồi đúng không?”, nhưng không đào sâu thêm bằng những chi tiết tiêu cực khác về người đó. 
Cách tiếp cận của bạn sẽ khuyến khích sếp làm việc thẳng thắn với đồng nghiệp, thay vì khiến người khác nghi hoặc vai trò của bạn trong team. Đôi khi, bạn chỉ cần lắng nghe và để người quản lý của bạn thổ lộ. Nếu thấy sếp đang quá nghiêm trọng hóa vấn đề hoặc nhận được thông tin sai lầm, bạn cũng có thể thử nhẹ nhàng bảo vệ đồng nghiệp hoặc cung cấp thêm thông tin đúng cho sếp. Dù bạn làm gì, “đừng tham gia chỉ trích”, đặt đồng nghiệp vào thế bất lợi.

Giữ gìn tình đồng nghiệp

Cách tốt nhất để làm dịu đi sự nghi kị, ghen tị của mọi người khi bạn được ưu ái là tỏ rõ cho họ thấy khả năng đóng góp của bạn cho thành công chung của team. Hãy tham gia và hỗ trợ, chú ý đến những gì mà bạn có thể hỗ trợ mọi người, bao gồm cả góp ý, tư vấn khi người khác cần. Khi không chỉ sếp, mà cả những người khác cũng đánh giá cao những việc bạn làm, không thể phủ nhận vai trò của bạn, thì mọi người sẽ dần quên câu chuyện thiên vị. Đơn giản là mọi người khó có thể bực mình với một người luôn hỗ trợ mình. 

Những việc CareerViet khuyên ở trên có thể không dễ dàng, nhưng quyền lợi nào cũng có cái giá của nó. Nghĩa là bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn cho những thuận lợi bền vững hơn.

 

Ảnh: Pexels

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay