“F5” cho sự nghiệp

Lượt xem: 15,715

Bạn đã nghỉ làm một thời gian vì phải chăm lo cho gia đình hay học thêm một ngành học mới. Rồi bạn muốn làm việc trở lại, tuy nhiên lúc này bạn nhận ra rằng mình đang thiếu hụt kinh nghiệm và điều này có thể sẽ làm bạn không xin được việc.

Dưới đây là 5 cách giúp bạn làm mới bản thân và bắt đầu cho một sự nghiệp “thứ hai” của mình:

Tự đánh giá lại năng lực bản thân:

Hãy tìm hiều kỹ mọi cơ hội “gõ cửa” bạn. Đọc cẩn thận về những điều kiện mà nhà tuyển dụng yêu cầu, sau đó tự đánh giá lại bản thân đang có gì và thiếu gì. Bạn có thể khám phá ra rằng bạn cần được đào tạo thêm cái gì để tăng phần trăm cơ hội hay với khả năng đang có bạn có thể phát triển tốt tại công ty này hay không.

Do vậy phải luôn luôn học hỏi, trau dồi những kiến thức mới và biết tận dụng nó đó để tạo sự tự tin cho chính mình trong việc cạnh tranh với các ứng viên khác.

Viết một hồ sơ ấn tượng:

Hồ sơ của bạn phải thật sự tạo được nét đặc trưng nổi bật vì dù sao bạn cũng đã từng có ít nhất một lần kinh nghiệm làm nó và bạn cũng hiểu nó đóng vai trò như thế nào trong việc quyết định liệu bạn sẽ có việc làm hay không. Hãy chọn một mẫu lý lịch mà nêu được thông tin một cách rành mạch và dễ hiểu, thể hiện hết những kinh nghiệm, loại công việc bạn đã làm trước đây; đừng cố giấu bất cứ thông tin nào.

Ví dụ bạn có thể in đậm các thành tích bạn đã đạt được trong công việc trước đây hay những kinh nghiệm có được từ việc tham gia các công tác xã hội. Điều đó thể hiện rằng bạn luôn năng động dù không đi làm.

Tận dụng các mối quan hệ:

Một khi bạn đã hoàn thành và thấy thoả mãn về hồ sơ của mình thì giờ là lúc bạn cần đến những nỗ lực từ bên ngoài. Tận dụng mọi mối quan hệ bạn có: bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ; cho mọi người biết tình hình hiện tại của bạn, những gì bạn cần giúp. Đừng do dự lên tiếng, có thể trong số những người này sẽ có người mang lại may mắn cho bạn.

Phải có cái nhìn rộng:

Dù bạn đang chú tâm để tìm một công việc lâu dài, ổn định nhưng nếu được đề nghị làm tập sự vị trí trợ lý hay tư vấn dự án thì bạn cũng nên đồng ý. Đây là cơ hội giúp bạn nhanh chóng có lại được sự nghiệp mới và cho phép bạn đánh giá “sếp” của mình trước khi nhận lời làm việc ở công ty đó. Ngoài ra, khi làm việc cùng các nhân viên khác bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ hộ. Biết đâu họ có thể giúp bạn với nhiều cơ hội tại nhiều nơi khác nhau.

Tìm kiếm sự ủng hộ về tinh thần:

Bạn rất dễ cảm thấy chán nản và mất niềm tin trong giai đoạn này. Do vậy ngoài việc tìm người giúp đỡ, ủng hộ bạn còn cần một “cái tai” biết lắng nghe, hiểu được hoàn cảnh của bạn và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Bạn cần nhớ rằng có vô số người đã từng trải qua giai đoạn khó khăn này bao gồm cả người thân, bạn bè bạn vì vậy chắc chắn họ có những kinh nghiệm mà bạn đang cần.

Mặc dù giờ đây bạn phải làm việc rất nhiều để tìm việc làm phù hợp nhưng bạn cũng nên giữ thái độ tích cực và tinh thần thoải mái vì nó chỉ giúp bạn tăng thêm cơ hội mà thôi.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay