Ghi điểm tuyệt đối với 7 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên QA thường gặp
Lượt xem: 2,382Trở thành một Nhân viên QA không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng phân tích, sự tỉ mỉ, khả năng tìm và phát hiện cái lỗi sai trong quy trình .Vì vậy, các nhà tuyển dụng thường sẽ có nhiều yêu cầu và thử thách dành cho vị trí này. Để giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng, CareerViet sẽ giới thiệu đến bạn 7 câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí Nhân viên QA và bí kíp giúp trả lời một cách thành công nhé.
>>> Xem thêm:
- 10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn
- 5 kỹ năng cần thể hiện trong phỏng vấn xin việc
- 101 kiểu phỏng vấn và trả lời phỏng vấn "bá đạo" nhất tại các công ty lớn
Theo bạn vị trí Nhân viên QA sẽ làm những gì?
Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời bằng cách liệt kê các nhiệm vụ chung của QA (Quality Assurance) trong một tổ chức là đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này bao gồm việc:
- Phát triển và đề xuất các quy trình và quy chuẩn chất lượng chung cho doanh nghiệp.
- Tạo và cập nhật tài liệu hướng dẫn liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Thực hiện kiểm tra và kiểm định kế hoạch sản xuất, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định.
- Theo dõi và điều chỉnh các quy trình để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Tham gia vào việc đảm bảo sự tuân thủ và cải tiến liên tục của quy trình và sản phẩm.
>>> Xem thêm:“Mẹo” thuyết phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn
Nhiệm vụ cung của Nhân viên QA là đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ - Nguồn: Internet
Bạn biết gì về tiêu chuẩn I.S.O?
Khi bạn ứng tuyển vị trí nhân viên QA, việc nắm vững kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn I.S.O (International Organization for Standardization) là một yếu tố quan trọng. Nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn vào công việc.
Gợi ý trả lời:
“Theo tôi được biết, I.S.O là quy định các tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụng rộng rãi trong thương mại và công nghiệp trên toàn thế giới. Vào năm 1977, Việt Nam đã gia nhập I.S.O với tư cách là thành viên thứ 77.
Tiêu chuẩn I.S.O đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự tin cậy của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó giúp khách hàng xác định mức độ chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ sử dụng. Ngoài ra, việc đạt các tiêu chuẩn I.S.O cũng giúp tăng cường năng suất, hiệu quả làm việc, cũng như sự thỏa mãn của khách hàng. Các tiêu chuẩn này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chiến lược tiếp thị và bán hàng của tổ chức.”
Xem thêm:
- QA Staff là ai? Công việc, kỹ năng, yêu cầu khi ứng tuyển
- QA Manager làm công việc gì? Vai trò của QA Manager
QC và QA khác nhau như thế nào?
Với tư cách là Nhân viên QA, việc hiểu về sự khác biệt giữa QA và QC (Quality Control) là vô cùng cần thiết. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể dựa vào sự khác nhau giữa 2 khái niệm:
- QA (Quản lý chất lượng): Tập trung vào việc xây dựng quy trình và tiêu chuẩn chất lượng cho quá trình phát triển sản phẩm. Đảm bảo rằng sản phẩm mới đáp ứng các tiêu chuẩn từ đầu và không có lỗi nào xuất hiện.
- QC (Kiểm soát chất lượng): Thực hiện kiểm tra sản phẩm sau khi nó đã được hình thành. QC là quá trình kiểm tra, phát hiện lỗi và cải thiện sản phẩm thông qua việc tìm kiếm và sửa lỗi.
Ngoài việc giải thích sự khác biệt này, bạn cũng có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về tầm quan trọng của từng vị trí và làm thế nào chúng hỗ trợ việc đảm bảo chất lượng tổng thể cho sản phẩm hoặc dự án của doanh nghiệp.
Nhân viên QA cần có những kỹ năng nào?
Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn và đòi hỏi ứng viên phải thể hiện rõ kiến thức và nhận thức về các kỹ năng của ngành nghề này. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ hiểu biết và sẵn sàng của ứng viên để làm việc trong vị trí QA.
Khi đối mặt với câu hỏi này, bạn nên đề cập đến các kỹ năng quan trọng như sự tỉ mỉ, tính cẩn thận, kiên nhẫn và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Bạn có thể thể hiện sự đánh giá về điểm mạnh và yếu của mình trong mỗi kỹ năng này và cách bạn đang phát triển hoặc cải thiện chúng.
Nếu phát sinh lỗi trong quy trình sản xuất, bạn sẽ xử lý bằng những phương pháp nào?
Câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng xử lý tình huống bất ngờ trong quy trình sản xuất. Để đối phó tốt với những tình huống này, việc phân tích các lỗi ảnh hưởng đến sự vận hành, tài chính và hoạt động doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi vì sai sót có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong sản xuất.
Gợi ý trả lời:
“Một ví dụ cụ thể về tình huống phát sinh lỗi là khi sản phẩm tôi từng quản lý gặp sự cố trong quy trình lắp ráp, dẫn đến việc sản phẩm không hoạt động đúng cách. Để khắc phục tình huống này, chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp tập trung với các bộ phận liên quan, xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố và tạo ra một kế hoạch khắc phục cụ thể.
Từ tình huống này, tôi đã rút ra được kinh nghiệm quý báu cho mình là việc chúng tôi đã thay đổi quy trình kiểm tra và đảm bảo rằng tất cả sản phẩm được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào thị trường. Điều này đã giúp ngăn chặn nhiều lỗi tiềm ẩn khác trong quy trình sản xuất và tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm.”
>>> Xem thêm:7 bí quyết vượt qua phỏng vấn
Khả năng phân tích và xử lý các tình huống phát sinh lỗi bất ngờ là một trong những kỹ năng quan trọng của nhân viên QA - Nguồn: Internet
Bạn có thế mạnh về QA phần mềm hay hàng hóa?
Vị trí QA thường xuất hiện trong các công ty phần mềm, công nghệ thông tin hoặc doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Mỗi nhân viên QA thường tập trung và có thể mạnh ở một lĩnh vực cụ thể.
Khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu về công ty và xác định liệu vị trí QA của công ty là liên quan đến sản phẩm phần mềm hay hàng hóa. Bạn cần đưa ra đánh giá khách quan về cả hai lĩnh vực này, bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm của QA phần mềm và QA hàng hóa. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc trong cả hai lĩnh vực, bạn có thể dẫn chứng và so sánh chúng để trả lời một cách hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của công ty mà bạn đang ứng tuyển.
Bạn có những chứng chỉ hay giải thưởng về QA nào không?
Để trả lời câu hỏi này một cách hiệu quả, bạn có thể xem xét những điểm sau:
- Nếu bạn đã có các chứng chỉ hoặc bằng cấp liên quan, hãy đề cập đến chúng và chỉ ra mức độ hoàn thành của mỗi chứng chỉ. Tránh đưa thêm những thông tin không cần thiết.
- Trong trường hợp bạn chưa có bất kỳ chứng chỉ nào, hãy thể hiện sự cam kết của bạn đối với việc phát triển trong lĩnh vực QA bằng việc đảm bảo rằng bạn sẽ tham gia vào các khóa đào tạo và đạt được các chứng chỉ liên quan trong tương lai.
Bằng cách này, bạn sẽ thể hiện được sự đam mê và quyết tâm trong việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực QA.
Kết bài
Mỗi cuộc phỏng vấn là mỗi cơ hội để bạn thể hiện kiến thức, kinh nghiệm của mình trên hành trình chinh phục các nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và thật tự tin khi trả lời các câu hỏi nhé. CareerViet chúc bạn may mắn trong cuộc phỏng vấn vị trí nhân viên QA và hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách tới.
>>> Xem thêm: