Giải quyết vấn đề trong nhóm
Lượt xem: 40,658
CareerViet.vn="" carreerbuilder="" ch="" data-sheets-hyperlinkruns="{" data-sheets-textstyleruns="{" data-sheets-userformat="{" data-sheets-value="{" https:="" i="" m="" mang="" media="" n="" n.="" ng="" nh="" nhau="" p="" product="" quan="" ra="" social="" t="" tim-viec-lam="" trong="" u="" vi="" viec-lam="" xem="" y="">Trong một số lĩnh vực nghành nghề, chẳng hạn product manager, product design, social media manager,... làm việc nhóm sẽ giúp bạn nhận ra nhiều khía cạnh của vấn đề. Từ đó, kết quả công việc sẽ mang tính khách quan hơn và hiệu quả của công việc đạt được sẽ tốt hơn. Thế nhưng, bạn không thể tránh khỏi tình huống toàn nhóm đang gặp khó khăn âm ỉ. Bạn muốn mọi người hợp lòng với nhau nhưng xem chừng họ đang có những bất hoà với nhau hoặc bất hòa trong toàn nhóm.....Vậy, bạn làm điều đó bằng cách nào? Bài viết dưới đây của CarreerBuilder sẽ giúp bạn hòa giải được vấn đề của nhóm.
1. Làm thấm nhuần tinh thần đồng đội
- Hãy cho các thành viên tự hào về phần việc của họ.
- Đưa ra những mục tiêu đặc biệt có tính thử thách sức mạnh toàn nhóm.
- Khuyến khích toàn nhóm thông tin rõ cho nhau biết các vấn đề và luôn khen họ (nếu đáng).
- Dành thời gian trả lời chi tiết các báo cáo và thông tin của nhóm.
2. Nhận ra các vấn đề
Toàn nhóm đang gặp khó khăn âm ỉ. Bạn muốn mọi người hợp lòng với nhau nhưng xem chừng họ đang có những bất hoà với nhau hoặc bất hòa trong toàn nhóm. Hãy đặt vấn đề xem những rắc rối này nằm ở đâu hoặc dấu hiệu không thoả lòng chung.
3. Chuyện trò với từng người
- Cần giải quyết các vấn đề cá nhân giữa các thành viên với tinh thần xây dựng.
- Đừng vội phản ứng với những sự việc cho đến khi bạn nắm rõ nguyên nhân.
- Nhóm nào cũng có những khó khăn cần vượt qua.
- Cần ngăn chặn kiểu "đổ lỗi" cho người khác – nếu không nó sẽ làm mất tinh thần đồng đội.
Lãnh đạo nhóm bằng tính tiên phong:
- Liên tục nâng cao tầm nhìn của toàn nhóm.
- Nhận ra và tán dương nhóm hay cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Dùng mọi tài khéo léo để lôi cuốn mọi người hợp lực.
4. Xử sự với người gây ra vấn đề
Sau khi đã nói chuyện với người gây ra vấn đề, có thể cần có hành động xa hơn. Hãy tích cực tìm cách hàn gắn mọi mối quan hệ. Những điều lưu ý:
- Hãy nói thật những gì bạn thấy được.
- Hãy nhìn vấn đề từ góc độ của nhóm.
- Hãy lợi dụng vấn đề làm đòn bẩy chuyển đổi.
- Luôn lạc quan khi giải quyết vấn đề.
- Cần là giải quyết vấn đề hơn là làm đình trệ công việc của bạn.
- Không nên cố chấp với người quá quắt.
- Chớ nóng nảy với bất kỳ ai trong nhóm.
- Đừng sao lãng mục tiêu của toàn nhóm.
- Đừng vội nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài.
- Đừng phớt lờ trước những căng thẳng khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn.
5. Giải quyết mâu thuẫn
Sự mâu thuẫn cá nhân với nhau có thể mau trở thành vấn đề cho toàn nhóm. Hãy tạo điều kiện để một hay cả hai bên trình bày với bạn để có hứơng xoa dịu tình hình. Trường hợp do lỗi điều hành của bạn, lúc ấy cần trao đổi với toàn nhóm để nói lên hướng khắc phục. Vấn đề ở đây là cải thiện cách hành xử, tránh mang tính chất khiển trách hoặc phê phán.
6. Sử dụng cách giải thích vấn đề
Coi những vấn đề liên quan đến công việc như những cơ hội để cả nhóm học hỏi và cải thiện. Hãy diễn giải vấn đề để cả nhóm nhận ra chúng và học hỏi. Có thể cử một người giải quyết vấn đề và báo cáo lại diến biến quá trình giải quyết và kết quả giải quyết ra sao.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | The Coffee House tuyển dụng | Tuyển dụng Circle K | Bosch tuyển dụng