Giải quyết xung đột (phần 1)

Lượt xem: 21,039

Xung đột nảy sinh khi các cá nhân hoặc các nhóm không đạt được những gì mà họ cần hoặc muốn. Do đó, họ theo đuổi mối quan tâm của riêng họ. Đôi khi, cá nhân không hiểu nhu cầu và các bước khởi đầu để trình bày vấn đề. Khi khác, họ lại rất quan tâm tới những gì mà họ muốn và làm việc rất tích cực để đạt được mục tiêu.

Giải quyết xung đột (phần 1)

Một số vấn đề về xung đột:

- Xung đột là không thể tránh khỏi

- Xung đột mở rộng bởi vì chúng ta đang phải giải quyết các vấn đề liên quan tới cuộc sống, công việc, gia đình, sự tự hào, cái tôi và ý thức về nhiệm vụ hoặc mục đích của mọi người.

- Những dấu hiệu sớm về xung đột có thể nhận ra được

- Có nhiều chiến lược có sẵn và hiệu quả để giải quyết xung đột

- Mặc dù là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột có thể được tối thiểu hóa, làm trệch hướng hoặc được giải quyết

Xung đột khởi đầu là do:

- Truyền thông nghèo nàn

- Theo đuổi quyền lực

- Không hài lòng với phong cách quản lý

- Khả năng lãnh đạo yếu kém

- Thiếu sự cởi mở

- Thay đổi phong cách lãnh đạo

Dấu hiệu của xung đột:

- Ngôn ngữ cử chỉ

- Bất đồng hoặc thiếu quan tâm tới vấn đề

- Giấu giếm các thông tin xấu

- Sự bất thình lình

- Những phát biểu mạnh mẽ từ phía công chúng

- Phô bày sự bất mãn thông qua phương tiện truyền thông

- Các xung đột trong hệ thống giá trị

- Khao khát quyền lực

- Sự tôn trọng ngày càng suy giảm

- Sự bất mãn công khai

- Thiếu sự vô tư trong các vấn đề về ngân sách hoặc các vấn đề nhạy cảm khác

- Thiếu các mục tiêu rõ ràng

- Không có tiến triển trong thảo luận, thất bại liên quan tới các mục tiêu, thất bại trong việc đánh giá một cách công bằng, thấu đáo về người quản lý

Xung đột là tiêu cực khi nó:

- Lôi kéo sự chú ý của mọi người ra khỏi các hoạt động quan trọng khác

- Xói mòn đạo đức

- Phân cực mọi người và các nhóm, giảm bớt sự hợp tác

- Làm tăng thêm hoặc trầm trọng thêm sự bất đồng

- Dẫn tới các hành động vô trách nhiệm và có hại, chẳng hạn như đánh nhau, chửi bới...

Xung đột có tính xây dựng khi nó:

- Thể hiện kết quả trong các vấn đề quan trọng và rõ ràng

- Thể hiện kết quả trong các giải pháp cho các vấn đề khó khăn

- Lôi kéo được mọi người tham gia giải quyết vấn đề quan trọng

- Đem lại sự truyền thông đáng tin cậy

- Giúp giải phóng tình cảm, nỗi lo âu, và căng thẳng

- Xây dựng sự hợp tác giữa mọi người thông qua việc học hỏi những người khác

- Tham gia giải quyết xung đột

- Giúp các cá nhân phát triển sự hiểu biết và các kỹ năng

Các kỹ năng tránh hoặc giải quyết xung đột (giữa các nhân vật thuộc ban lãnh đạo):

- Đặt ra các mục tiêu

- Lên kế hoạch và truyền thông thường xuyên

- Chân thành trước các mối lo âu

- Dù đồng ý hay không đồng ý thì cũng hiểu rằng sự không thống nhất (có lợi) có thể xây dựng nên các quyết định đúng đắn hơn

- Đặt cái tôi cá nhân ra khỏi phong cách điều hành

- Để cho cả nhóm cùng tạo dựng. Mọi người sẽ ủng hộ cho những gì mà họ tham gia xây dựng

- Thảo luận về các chênh lệch trong các giá trị một cách cởi mở

- Liên tục nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách

- Giao tiếp một cách chân thành

- Cung cấp nhiều dữ liệu và thông tin hơn

- Xây dựng một hệ thống quản lý hoàn chỉnh

(Còn nữa)

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay