Giỏi dùng túi khôn
Lượt xem: 12,545
Không để ý đến phương án cấp dưới đề ra, có phải chăng cắt đường suy nghĩ hoặc lòng nhiệt thành của họ? Chỉ cần được tiếp nhận một lần thì họ đã tràn đầy niềm tin đối với bản thân.
- Người giám thẳng thắn can ngăn khi phương án hoặc phán đoán của người cấp trên sai lầm, người không né tránh nguy hiểm hoặc những tình huống bất ngờ, người thấy được phương hướng tiến thủ từ trong kế hoạch bí mật, người không muốn khoe công việc của mình. Tất cả những loại người này, chính là đối tượng lý tưởng để lãnh đạo sử dụng làm tư vấn.
Tác dụng của túi khôn không hạn chế.
Mọi người đều biết một trong những phương pháp tốt nhất đẻ nảy sinh ý nghĩ mới chính là thành lập “tập đoàn túi khôn”. Trước tiên là do tập đoàn nhỏ nêu cách nghĩ, ý tưởng, sau đó tập hợp và sửa đổi các ý nghĩ, ý tưởng này. Cách này thường sử dụng trong các hội nghị để bàn kế hoạch của các đơn vị, các nghành nghề.
Bộ phận điều tra thị trường của một doanh nghiệp nào đó lại sử dụng phương pháp này, trở thành một bộ phận mà bình thường mọi người cho là không hợp lý. Nguyên nhân là nội dung công việc của bộ phận này hầu như kéo dài từ sáng đến tối, thậm chí đến khuya, luôn rong ruổi trên đường phố. Thì ra nhiệm vụ của bộ phận này là đi nghe ngóng, thăm dò xem xét nơi nào có thể mở được điểm kinh doanh mới và trước khi mở cửa hàng thì đến thăm hỏi. Mục đích chủ yếu là điều tra xem loại hàng hoá nào sau này có thể bán chạy. Kết quả là trong con mắt của người ngoài cuộc, thì công việc này chỉ là ngày ngày đi rong trên đường mà thôi.
Cách nghĩ của công thức đương thời là: “Chỉ cần ngồi ở văn phòng, chẳng cần phải nghĩ ra điểm gì mới. Nếu có thể tiếp xúc với người tiêu dùng, đồng thời tuỳ theo mùa vụ mà đưa ra các loại hàng hoá khác nhau, tất sẽ nhận được sự hoan nghênh của người tiêu dùng. Nhưng công việc điều tra thị trường này mà bị ràng buộc bởi thời gian 8 tiếng đồng hồ thì rất khó triển khai”. Nghi nói lúc đó, khi đại bộ phận viên chức nghe được kế hoạch này đều không lấy gì làm ngạc nhiên. Vì dù họ có thể lý giải được dụng ý của đồng nghiệp, cấp trên của họ có thể sẽ không đồng ý. Nhưng ngoài dự đoán sau khi tổng giám đốc tiếp nhận được ý tưởng này, ngay lập tức chỉ thị thiết lập bộ phận mới giao cho chính người phụ trách đó.
Điều này khiến họ hân hoan là cùng với việc họ liên tục đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng mới, sản phẩm mới của họ cũng rất chạy, rất thành công, nhiều sản phẩm mới được xếp vào loại rất chạy, rất thành công, nhiều sản phẩm được xếp vào loại tiêu thụ mạnh nhất.
Từ ví dụ này, chúng ta có thể hiểu rằng do sự rộng lượng “thoáng” của cấp trên, chịu khó nghe những suy nghĩ ý tưởng có khi chưa chín chắn, thành thục của cấp dưới, đồng ý cùng thảo luận, cuối cùng đã tạo được những thành công rực rỡ.
Thực tế, mỗi người đều có những ý tưởng, cách nhìn khác nhau, nhưng khi họ phát ngôn mà bị phủ nhận, tất nhiên họ sẽ chán nản, dần dần sẽ thấy chẳng tội gì mà suy nghĩ, từ đó trở nên bị động, tiêu cực.
Ngược lại, phương ánh do cấp dưới nêu ra không có gì đặc biệt, nhưng chỉ cần được cấp trên tiếp nhận một lần thì họ tất sẽ tràn đầy niềm tin đối với bản thân,khi thực hiện sẽ cố gắng đến cùng. Từ đó sẽ tiếp tục thúc đẩy họ có những suy nghĩ, ý tưởng mới.
Sáu điều cần tránh khi lãnh đạo lợi dụng túi khôn
“Tập đoàn túi khôn” là một thứ vô cùng tốt, quyết sách của lãnh đạo không thể dời sự giúp đỡ của họ.
1. Quyết sách vội vã, nước đến chân mới nhảy
Một số lãnh đạo trước khi báo cáo cấp trên một quyết sách nào quan trọng thường trù trừ, kéo dài, không thực hiện theo trình tự khoa học. Khi bị cấp trên thúc giục, mới vội vàng thực hiện, triệu tập vội hội nghị “túi khôn” quyết định tại chỗ phương án quyết sách đó.
2. Quyết sách đơn phương, không so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.
Một số lãnh đạo khi cần tư vấn một dự án, hạng mục quan trọng, lấy cớ để “ nhanh chóng”, “tiện lợi”, “tiết kiệm kinh phí” chỉ cần “nhóm túi khôn” cung cấp một phương án, sau đó chờ phê chuẩn để thực thi, hành động vội vã.
3. Màu sắc cảm tính cá nhân mạnh mẽ, bài xích các ý kiến khác
Một số lãnh đạo bề ngoài tỏ ra rất tôn trọng tính độc lập của “ túi khôn” nhưng thực tế, khi tiến hành tư vấn phương án, quyết sách, lại thiếu sang suốt, thích chọn một “túi khôn” hợp với mình, bác bỏ tất cả các “túi khôn” khác có ý kiến khác với mình.
4. Làm không đúng phận sự, hoàn toàn dựa vào phương án của “túi khôn”
Có một số lãnh đạo nhát gan, sợ việc, lười suy nghĩ, không giám quyết đoán, dựa hoàn toàn vào phương án, quyết sách của “túi khôn” không có ý kiến chủ quan, và cũng không có bất kỳ có ý kiến nào khác. “Túi khôn” làm không đúng phận sự, đây cũng là vi phậm nguyên tắc khoa học cơ bản của người lãnh đạo.
5. Cầu toàn, kỳ vọng quá cao ở “túi khôn”
Có một số lãnh đạo coi “túi khôn” là “bác sĩ vạn năng”, “thần trí tuệ”, ý kiến hoặc đề xuất của họ là quyết sách vẹn toàn. Kỳ thực cách nhìn này rất sai lầm, phiến diện. “Túi khôn” không là thần, thập toàn, thập mỹ, không có lỗi.
6. Không nhận biết tốt xấu của “túi khôn”
Có một số lãnh đạo khi tư vấn phương án quyết định tuy khiêm tốn nghe “túi khôn” nhưng lại không phân biệt thật giả, không thấy ưu khuyết. Họ thường vội vàng nghe theo, kết cục là tốn tiền hao của.
Thận trọng lựa chọn đối tượng tư vấn.
Có một vị tổng giám đốc công ty đã nói: “Quyết định do bản thân tôi đưa ra có không ít sai lầm. Sở dĩ có những sai lầm ấy là vì chỉ nghe ý kiến từ một phía”. Đây hầu như là căn bệnh thường thấy của những người kinh doanh, của những người cán vộ lãnh đạo trung cấp. Là lãnh đạo nên nghe theo phản ánh của cấp dưới, nhưng phải có sự lựa chọn, nghe lệch một phía và tin theo rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm, thậm chí hành động lựa chọn cũng sai lầm.
* Một loại là những nhân viên kiểu bơi lội
Loại người này thường bơi đi bơi giữa các loại lãnh đạo, chuyên tìm vấn đề quyền lực để hành động. Họ không hề thích ứng với yêu cầu công việc và chủ động giải quyết vấn đề gì. Khi giữa các lãnh đạo không có mâu thuẫn về quyền lực, loại người này rất yên ổn, không hề xảy ra giành quyền lợi, họ sẽ như cá gặp nước lập tức nhao lên.
* Tiếp đến là những nhân vật kiểu luôn bất bình
Có khi cấp dưới rất thẳng thắn nêu ý kiến đối với quyết sách, phương châm của lãnh đạo, công khai bày tỏ sự bất bình đối với việc xử lý không cân bằng. Lẽ ra, lãnh đạo phải chịu khó nghe những lời can gián của người có dũng khí này nhưng những người nói ở đây là những người hễ thấy lãnh đạo là phản ứng, có ý kiến làu bàu.l
* Tiếp theo là những nhân vật kiểu giao tế
Loại người này dù ở văn phòng làm việc cũng luôn hề hề nói chuyện những chuyện tầm phào, vô bổ, giết thời gian, không phải là những hoạt động xã giao thực sự.
Nếu lãnh đạo dựa vào những người này thì sẽ hỏng việc. Nếu muốn vươn lên, cần phải rời xa những loại người này càng xớm càng tốt.
Khi lãnh đạo có chút thời gian giảnh rảnh rỗi, nên nói chuyện với những người này dưới đây để nghe phản ánh của họ:
Những nhân vật kiểu quan liêu.
Loại người này rất thuộc chế độ, quy củ của doanh nghiệp, hễ có vấn đề gì, họ liền lật xem quy định và nói: “Điều đó đã vi phạm quy định”. Họ rất hay ra mặt ngăn cản chủ trương mới, kế hoạch mới, rất khó thông qua, song cũng không đưa ra biện pháp gì. Vì họ thuộc quy định, chế độ của tổ chức, khi lãnh đạo cho rằng không cần phải có hành động gì, thì có thể nghe ý kiến của những người kiểu quan niêu này.
Những nhân vật kiểu nghiên cứu kinh tế học.
Loại người này rất thích hợp với phản ánh tình hình kinh doanh, nghiên cứu sự phát triển của tình hình kinh tế, hoặc phân tích, dự đoán nhu cầu của thị trường. Họ còn rất giỏi sử dụng biểu đồ, thống kê để thể hiện xu thế thay đổi của giá cả, xu thế tiêu thụ sản phẩm. Nhưng họ lại không có năng lực nắm vững sự thay đổi của tình hình., không thể đề ra phương án giải quyết cụ thể. Lãnh đạo trưng cầu ý kiến của họ nên chú ý: chỉ nghe theo báo cáo nghiên cứu này thường sẽ tự bó buộc tay chân mình. Nếu lãnh đạo chỉ dựa vào những người dưới đây thương do dự thiếu quyết đoán, dễ lỡ thời cơ.
Những người kiểu chần chừ
Những người này luôn suy tính lúc nào thì đưa ra báo cáo, lúc nào thì kết luận. Song luôn luôn kéo dài vô thời hạn. Nói mà không làm, làm mà không hiệu quả.
Những nhân vật kiểu gió chiều nào che chiều ấy.
Loại người này thường phụ hoạ theo tình hình, không có chính kiến, luôn gió chiều nào che chiều ấy. Lãnh đạo nếu nghe theo ý kiến họ, thì khi xử lý vấn đề sẽ do dự, thiếu quyết đoán.
Khi lãnh đạo muốn hành động, nên chọn những người dưới đây mà hợp tác:
* Người mà có ánh mắt nhạy bén, rất nhạy cảm trước các vấn đề nảy sinh đối với xí nghiệp hoặc đơn vị cá biệt. Khi mọi người chưa chú ý, thì anh ta đã nhìn thấy dấu hiệu và nắm chắc vấn đề.
* Người tư tưởng rất nhanh nhạy: Loại người này nói ra điều gì thường làm người ta ngạc nhiên. Họ thường xuyên nêu ra biện pháp giải quyết, đồng thời luôn có tính sang tạo.
* Ngoài ra còn những người còn dám thẳng thắn can ngăn khi lãnh đạo có các phương án sai lầm, những người không né tránh nguy hiểm hoặc những tình huống ngoài ý muốn, những người cẩn thận, luôn có chí tiến thủ, những người không hay khoe khoang, thích thực tế.
Tất cả những người này đều là đối tượng lý tưởng tư vấn cho lãnh đạo. Tìm được những người này, chính là điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu suất công tác.