Giữ chân nhân viên bằng phúc lợi

Lượt xem: 19,991

Tạo môi trường làm việc tốt, đối xử công bằng... sẽ giúp nhân viên gắn bó, thu hút người giỏi về với mình

 

 

Công ty là con người. Con người là tài sản vô giá của công ty”. Ông Phạm Văn Chính, Giám đốc phát triển tổ chức Công ty CP Giấy Sài Gòn, đã từng nói như thế cách đây khá lâu. Năm năm trước, khái niệm con người là công ty do chính ông đưa ra có thể còn khá mới, nhưng hiện nay, nó được nhiều công ty, nhất là công ty của nước ngoài áp dụng.

Văn hóa công ty: Không thể thiếu

Đầu tuần trước, khi kết thúc hội thảo về bảo hiểm xã hội do Báo Người Lao Động và Câu lạc bộ Nhân sự Việt Nam tổ chức, Ban Tổ chức mời chị Đỗ Hoàng Bích Vân, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Ogilvy & Mather Vietnam, cùng ở lại dùng cơm trưa. Chị nhất mực từ chối: “Công ty tôi đang tổ chức tiệc Giáng sinh cho nhân viên, tôi không thể bỏ”. Chị Vân cho hay đó là dịp để mọi nhân viên cùng ban giám đốc, các cấp lãnh đạo ăn uống, vui chơi, chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng cái mà công ty gặt hái được là tạo ra một môi trường thân thiện, sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người, từ đó làm việc hiệu quả hơn, nhân viên thấy yên tâm hơn. Suy nghĩ và làm như thế, không chỉ có lễ Giáng sinh như trên, hàng quý, Ogilvy & Mather Vietnam còn tổ chức tiệc sinh nhật cho những người có ngày sinh trong cùng thời điểm kết hợp khen thưởng cho nhân viên làm việc tốt bằng quà tặng...

Cũng giống cách làm của Ogilvy & Mather Vietnam, Công ty Spartronics Việt Nam (KCN Việt Nam-Singapore - Bình Dương), vừa tổ chức lễ Tạ ơn. Vị giám đốc người Mỹ cùng ăn uống với nhân viên, từ món ăn VN đến món ăn kiểu Mỹ. Bà Kiều Thị Kim Hoàn, giám đốc nhân sự công ty, cho biết chỉ là ăn uống, nhưng nó giúp nhân viên hiểu rõ hơn về văn hóa công ty Mỹ. Như thế, nhân viên và lãnh đạo dễ dàng làm việc với nhau, không còn rào cản về sự khác biệt giữa các nền văn hóa.

Lo... tận răng cho nhân viên

Ông Garry Schuts, Giám đốc kỹ thuật Nhà máy Holcim, cho rằng nhân viên là tài sản mà không phải cứ bỏ tiền ra là mua được. Vì xác định được vai trò nhân viên trong công ty, việc bảo vệ an toàn cho nhân viên được Holcim coi như nguyên tắc vàng. Chẳng hạn, Holcim đưa vào nội quy, khi nhân sự quản lý đi công tác, tham dự hội họp ở bên ngoài đều không được dùng phương tiện cá nhân, mà phải sử dụng xe công ty hay taxi... Hình thức trên cũng được khá nhiều công ty như: Leo Burnet Vietnam, Unilever, P&G, Samsung, Navigos... áp dụng. Ở Leo - Burnet Vietnam, toàn thể nhân viên được cấp thẻ taxi thời hạn 3 năm. Chị Nguyễn Hoàng Phương Thanh, nhân viên phòng khách hàng Leo- Burnet Vietnam, cho biết nếu phát hiện nhân viên đi công tác bằng phương tiện riêng, nhân viên sẽ bị mời lên “làm việc” vì không tuân thủ nguyên tắc an toàn.

Theo bà Huỳnh Thu Hường, thành viên Hiệp hội Thương mại Mỹ, 90% các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều hỗ trợ phương tiện đi lại cho nhân sự quản lý. Tùy từng cấp bậc mà nhân viên nhận được sự hỗ trợ khác nhau. Cũng theo bà Hường, việc... lo tận răng cho nhân viên không đơn thuần chỉ vì lý do bảo vệ sự an toàn cho họ. Ở các công ty có chính sách nhân sự tốt, dù chỉ là chuyện đi lại, họ vẫn coi đó là cách để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho công ty mình.

Giữ chân nhân viên và tăng hiệu quả công việc

Cùng với những nguyên tắc quản trị “con người là công ty”, nhiều công ty đã áp dụng triệt để nguyên tắc này trong việc chăm lo phúc lợi, bảo vệ nhân mạng, sức khỏe cho nhân viên. Điều này được thể hiện qua hình thức chăm lo bảo hiểm đang được áp dụng khá phổ biến ở một số công ty nước ngoài, như mua bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ, bảo hiểm nhân mạng. Tại Công ty Leo-Burnet Vietnam, ngoài bảo hiểm y tế theo quy định, còn mua bảo hiểm cho nhân viên ở các bệnh viện quốc tế, mua bảo hiểm du lịch cho những người đi công tác ở các nước. Còn với Công ty Ogilvy & Mather, một hình thức bảo hiểm mới cũng được quan tâm, đó là mua thẻ Aon Care cho toàn thể nhân viên. Với thẻ này, nhân viên có thể khám bệnh ở các bệnh viện quốc tế trong nước.

Một chuyên viên tư vấn nguồn nhân lực cho rằng, chăm sóc sức khỏe là một phần không thể thiếu trong chính sách phúc lợi dành cho nhân viên. Thông qua hình thức này, các công ty không chỉ giữ lao động mà còn muốn họ mang lại hiệu quả tối đa trong công việc.

 

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay