Giúp bạn trở thành nhà quản lý giỏi

Lượt xem: 12,624

Bạn muốn trở thành một nhà quản lý thành đạt. Bạn đã là nhà quản lý hoặc bạn đang nghĩ tới việc đó. Bạn thích được làm chủ bản thân, phát huy khả năng sáng tạo của mình và tăng thu nhập. Nhưng bạn lại cảm thấy sợ.

Giúp bạn trở thành nhà quản lý giỏi

Bạn đã từng chứng kiến bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình thất bại. Tuân theo 7 nguyên tắc dưới đây sẽ mang đến cho bạn sự thành công trong quản lý, giúp tối đa hoá các cơ hội làm giàu và ổn định lâu dài trong việc quản lý của mình.

Để gia đình mình tham gia vào công việc

Bạn hãy để mọi thành viên của gia đình mình biết bạn đang làm gì, tại sao bạn lại làm như vậy và việc đó sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Sau đó hãy tiếp thu và suy nghĩ những ý kiến từ người thân của bạn. Hãy hoan nghênh sự ủng hộ của họ. Hãy nói chuyện thẳng thắn về những thay đổi mà mọi người mong muốn và bạn sẽ có được những đồng sự không thể thay thế.

Làm việc theo mạng lưới và luôn giữ việc hoạt động theo mạng lưới

Trong cuốn sách "Đào giếng trước khi bạn cảm thất khát nước", Harvey McKay viết: "Nếu như tôi phải gọi tên phẩm chất đặc biệt của những người thành đạt mà tôi đã từng gặp, tôi sẽ nói rằng đó chính là khả năng tạo dựng và duy trì một hệ thống liên lạc". McKay đã hoàn toàn chính xác.

Hãy tìm kiếm các cố vấn để họ cho ý kiến về website, về đề từ, lô gô, bản tin và các gói khuyến mại. Tham gia các nhóm xã hội, các hiệp hội chuyên nghiệp và khởi tạo nhóm thông tin của riêng bạn. Hãy tìm sự ủng hộ từ các hiệp hội nổi tiếng, điều đó tốt hơn nhiều so với việc bạn chỉ dựa vào sự tín nhiệm của cá nhân mình.

Quản lý giờ giấc và kế hoạch của mình

Thời gian là tài sản giá trị nhất của bạn. Hãy quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách khôn ngoan. Hãy lịch sự từ chối khi một người bạn chơi tennis gọi điện cho bạn trong một ngày trời nắng ấm. Để sử dụng thời gian của bạn hiệu quả hơn, hãy sắp xếp chỗ làm việc của bạn sao cho bạn có thể nhanh chóng tìm thấy những thứ bạn cần. Hạn chế các cuộc gọi cá nhân và những giờ giải lao. Đừng làm những việc mà người khác có thể làm tốt hơn trong khi giá cả lại rất phải chăng.

Rèn luyện sức khoẻ

Để có thể trải qua những giờ làm việc căng thẳng, bạn phải có được sức khoẻ tốt. Hãy tập thể dục thường xuyên, ăn các thức ăn bổ dưỡng, ngủ đủ giờ và có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Phải có kế hoạch bồi bổ sức khoẻ hàng ngày. Bạn sẽ cảm thấy khoẻ hơn, suy nghĩ tốt hơn và sùn sức hơn rất nhiều.

Hãy nuôi dưỡng những nhu cầu về tinh thần và cảm xúc của bạn

Đến một mức nào đó, bạn sẽ cần đến sự đổi mới, củng cố, xốc lại tinh thần, hồi phục và lấy lại dũng khí. Nhiều nhà quản lý tin tưởng vào những nguồn lực không nhìn thấy và không sờ thấy được. Hãy lựa chọn bất cứ phương pháp nào để mang đến cho bạn sự hồi sinh và sức lực: Suy ngẫm, đọc sách, các hoạt động tín ngưỡng, đi đạo…

Hãy học hỏi các kiến thức chuyên môn

Hầu hết các nhà quản lý điều hành công việc mà không trải qua các khoá đào tạo chuyên môn. Nếu bạn có hạn chế về mặt chuyên môn, hãy tham gia một khoá học về máy tính. May mắn là những khoá học vi tính này thường được mở vào các buổi tối với học phí rất thấp. Hãy thuê một gia sư và nhờ những người bạn giỏi về vi tính hướng dẫn bạn để bạn sử dụng Power Point, Destop Publisher và các công cụ hỗ trợ kinh doanh khác.

Học hỏi từ sự khước từ

Chắc chắn điều này không dễ dàng gì nhưng thật sự rất cần thiết. Sự khước từ chắc chắn sẽ xảy ra, ngay cả khi bạn chắc chắn rằng kế hoạch của bạn hoàn toàn phù hợp và việc thực hiện cũng không tồi. Phản ứng có tính xây dựng đối với thất bại này là: Nhận thức rằng việc đánh mất một hợp đồng không có nghĩa là bạn và công việc của bạn thấp kém.

Vì một lý do nào đó mà bạn và khách hàng chưa tìm hiểu được chung thôi. Hãy nhìn nhận sự khước từ như là một lần luyện tập cho lần thể hiện sắp tới của bạn. Hãy học hỏi những gì có thể học từ sự từ chối này và tìm ra người đáng giá đúng giá trị dịch vụ của bạn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay