Giúp “sếp mới” bắt nhịp công việc

Lượt xem: 12,588

Khi “ma mới” vào làm lính, công việc bỡ ngỡ đã khiến hiệu quả làm việc không cao. Còn khi “ma mới” vào làm sếp, sự bỡ ngỡ càng không nên có. Nếu bạn vừa tuyển một nhân sự quản lý, bạn nên biết cách giúp anh ta bắt nhịp nhanh với công việc.

Giải thích văn hoá tổ chức cho người quản lý mới: bao gồm các chuẩn mực, chế độ, quy định, cấu trúc, các quy tắc bất thành văn... của công ty mình. Hãy cẩn thận, đừng cố gắng hướng người quản lý mới theo hình mẫu của người từng làm ở vị trí này trước đây, trừ khi đó là mong muốn của bạn ngay khi tuyển ứng viên này.

Giải thích các “khu vực nguy hiểm” mà những người tiền nhiệm đã trải qua: Việc báo trước này không phải để răn đe, dọa dẫm mà là để giúp người mới không mất thời gian vô ích vào những thứ không mang lại hiệu quả, không mắc phải những lỗi lầm của người cũ.

Nếu người quản lý mới đó là người thông minh và có kinh nghiệm, anh ta sẽ thấy được cách giải quyết các vấn đề mà những người đi trước phải bó tay, chứ không phải né tránh vấn đề đó.

Nói về các thành công và thất bại trước đây trong tổ chức, đặc biệt quan tâm đến cá nhân các nhân viên. Hãy cẩn thận đừng tạo ra thành kiến cho người quản lý mới với bất cứ ai, bởi vì làm như vậy nghĩa là bạn đang không khuyến khích họ xây dựng và cải thiện một nguồn nhân lực tiềm năng.

Tuy nhiên, sẽ công bằng và thích hợp nếu nói với người quản lý mới này những cá nhân và đơn vị không thành công như khả năng thực sự. Người quản lý hiệu quả sẽ phân tích tình huống và tìm các cơ hội để cải thiện tình hình.

Đảm bảo hoàn toàn rõ ràng về vai trò của người quản lý mới với chính anh ta, đồng nghiệp của anh ta và các báo cáo viên trực tiếp.

Làm cho người quản lý mới bớt căng thẳng với những trách nhiệm mới. Đặc biệt, thêm dần trách nhiệm và quyền lực cho anh ta căn cứ trên kết quả thu được sau một thời gian. Nếu giao cho người quản lý này quá nhiều trách nhiệm ngay từ đầu thì đây là thử thách nặng nề đối với họ.

Trực tiếp giới thiệu người quản lý mới với đồng nghiệp, nhân viên và các báo cáo viên. Giải thích cho mọi người vì sao lại thuê anh ta và quyền hạn cũng như trách nhiệm của anh ta là gì.

Khuyến khích những người khác chào đón nhân sự mới và đảm bảo rằng họ hiểu người quản lý mới này có đầy đủ sự tự tin và sự hỗ trợ. Quá trình này sẽ giúp người quản lý mới có được sự ủng hộ từ đồng nghiệp và các báo cáo viên.

Trở thành một người hướng dẫn cho người quản lý mới khi cần. Trong giai đoạn đầu, khoảng 6 tháng đầu, hãy giúp người quản lý này hoà nhập và thích nghi với điều kiện ở tổ chức. Nhắc nhở và hướng dẫn anh ta khi cần.

Nhớ rằng chính bạn là người thuê người quản lý mới này, do đó thành công của anh ta cũng là thành công của bạn. Do đó, hãy làm những điều để cho việc tuyển dụng mới của bạn có hiệu quả.

job tags/ skills:

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay