Hay âu lo? - Vẫn tìm việc tốt

Lượt xem: 11,473

Người tự tin nhất cũng có lúc lo lắng trong quá trình tìm việc. Nếu bạn đang thất nghiệp, căng thẳng càng tăng. Không ai nghĩ việc tìm việc có thể trở thành niềm vui, nhưng ít nhất chúng ta có thể biến nó thành một trải nghiệm tích cực hơn là một nỗi khổ sở.

Săn việc vốn không phải việc dễ dàng, và càng khó khăn hơn khi bạn thuộc tuýp hướng nội, hoặc đơn giản là khép kín, không ham tranh đấu. Trong một số trường hợp, nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, lưỡng cực, thì việc đặt mình vào một môi trường mới, tiếp xúc với những người lạ với áp lực phải tìm được việc làm càng khiến bạn choáng ngợp hơn. Hãy cùng CareerViet thử tìm nguyên nhân và giải pháp:

1. Bị choáng ngợp
Đôi khi, bạn bị choáng ngợp, đơn giản vì để trở thành ứng viên tiềm năng cho một công việc hấp dẫn, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều bước để hoàn thiện bản thân và hồ sơ. Vậy, hãy “bẻ nhỏ bó đũa” ra.
Chiến lược: Hãy chia kế hoạch “săn việc” thành các nhiệm vụ nhỏ lẻ và làm lần lượt. Mỗi đầu việc được hoàn thành sẽ đưa bạn đến gần hơn với vị trí mà bạn tìm kiếm.

2. Lo lắng về sự không chắc chắn
Rõ ràng, không dễ để xác định được khi nào bạn có thể mở ra cánh cửa sự nghiệp mới. Và nếu quá trình kéo dài hơn kỳ vọng, bạn có thể lo sợ.
Chiến lược: Chuyển sự chú tâm từ kết quả chung cuộc sang kết quả của từng phần việc mà bạn sẽ thực hiện.

3. Lo ngại về khả năng không được tuyển dụng
Tự khiến mình lo lắng về những viễn cảnh đáng sợ kiểu “Sẽ không có ai muốn tuyển mình mất!” hoặc “Khéo không có công việc nào phù hợp với mình”...
Chiến lược: Tìm lại cảm hứng bằng cách đọc những câu chuyện thành công của những người vượt qua những trở ngại. Bạn cũng có thể chuyển tâm trí của mình vào hành động cụ thể, ví du: gặp gỡ những người mới và phát triển các kỹ năng chuyên môn mới.
“Thuốc chống lo” khi tìm việc làm

1. Hành động ngay
Đôi khi chúng ta căng thẳng bởi chúng ta nghĩ và suy đoán quá nhiều về tương lai, nhất là những chuyện bi quan. Vậy, để bớt căng thẳng thì hãy tập trung vào những việc cần làm ngay:
●     Nộp đơn xin thất nghiệp: Nếu bạn đã nghỉ việc, hãy nộp đơn xin nhận bảo hiểm thất nghiệp.
●     Tìm hiểu về Quyền lợi của bạn: Đừng để bản thân hối tiếc vì đã không tìm hiểu kỹ các quyền lợi, kể cả với công ty cũ cũng như với các khoản bảo hiểm theo quy định của Pháp luật.
●     Viết CV: Tạo các bản CVthư xin việc mà bạn có thể tùy chỉnh với từng vị trí khác nhau mà bạn hướng tới.
●    Cập nhật các tài khoản tìm việc: Xem lại hồ sơ của bạn trên CareerViet , LinkedIn và tân trang lại nó nếu cần.
●    Tìm người tham khảo: Lên danh sách những người có thể chứng thực kỹ năng và trình độ của bạn.

2. Hệ thống hóa chuyện “săn việc”
Việc tìm kiếm việc làm sẽ bớt căng thẳng nếu bạn coi nó như một công việc. Nếu bạn chưa có việc làm, hãy coi đó là công việc toàn thời gian của bạn. Nếu bạn đang đi làm, hãy lên thời gian biểu để có thời gian tìm việc. Tổ chức từng bước trong quy trình tìm kiếm việc làm của bạn, theo dõi các công việc đã ứng tuyển và tiếp tục tham gia các sự kiện networking, tọa đàm chuyên môn.
Khi có sẵn một kế hoạch, và theo dõi được việc đã làm, và việc cần làm tiếp, bạn sẽ không phải lo lắng về những đầu việc chưa đến lượt.

3. Tập trung vào khả năng hòa nhập
Với cá tính đặc thù này, không dễ dàng gì để chúng ta hòa nhập với bất kỳ môi trường nào. Vậy, câu hỏi rất quan trọng là: Liệu công ty đó có phù hợp cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của bạn không? Để tránh những thất vọng và lạc lõng mà bạn nhìn thấy trước, hãy dũng cảm từ chối nếu câu trả lời là “Không”.
Khi bạn đã tìm được công việc phù hợp, việc đi làm và trở thành một phần của tập thể sẽ nhiều phấn khích, hào hứng hơn là căng thẳng - Bạn công nhận không?!

4. Biết khi nào nên nghỉ giải lao
Nhờ có điện thoại và Internet, việc cập nhật tình hình ứng tuyển giờ đã khá dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không nên mở mắt là check email từ nhà tuyển dụng ngay.
Một công việc yêu thích có thể mất nhiều thời gian để tìm ra. Bạn càng nghĩ về nó, bạn sẽ lo lắng nhiều hơn. Thay vì thế, hãy nghỉ ngơi, tập thể dục, yoga, đọc sách, dắt chó đi dạo, tắt máy tính và bỏ qua điện thoại khi hết “giờ tìm việc”.
Rất khó để không sốt ruột khi bạn không có việc làm, nhưng việc đi bộ 30 phút mỗi ngày, gọi điện cho bạn bè hoặc dọn dẹp ngăn kéo/ tủ quần áo/ phòng ngủ - những việc bạn luôn dự định làm sẽ giúp bạn phân tâm. Mặt khác, bạn cũng có cảm giác khích lệ khi việc làm xong việc gì đó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay