Hãy biết mềm hoá những cơn giận dữ
Lượt xem: 12,351Ðưa tin xấu tới khách hàng là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, đó là một bổn phận mà nhà kinh doanh phải thực hiện khi việc làm ăn không suôn sẻ. Sự thấu hiểu và trình độ chuyên nghiệp trong trường hợp này thể hiện ở khả năng mềm hóa những cơn giận dữ từ phía khách hàng.
Dưới đây là 5 điều cần chú ý khi chuyển thông điệp xấu tới khách hàng:
1. Nói sự thật
Người ta lo sợ về những gì mình không hiểu. Nhà kinh doanh nên đưa ra nhiều thông tin về những gì đang diễn ra. Hãy thông báo đầy đủ để thỏa mãn các câu hỏi ai, cái gì, khi nào, tại sao...
Sự thật có thể làm khách hàng nổi giận. Nhưng đó là lựa chọn đúng đắn nhất trong hoàn cảnh khó khăn. Tất nhiên nếu doanh nghiệp không thể đưa ra được lối thoát nào để khắc phục thiệt hại do tin xấu đó gây ra thì tình hình sẽ tồi tệ hơn rất nhiều lần.Vì vậy hãy nói về triển vọng giải quyết hậu quả tồi tệ mà tin xấu của doanh nghiệp mang đến.
2. Ðặt mình ở vị trí của khách hàng
Vô ích khi nói với khách hàng rằng họ đừng lo lắng hay thuyết phục họ đừng nản lòng. Hãy đi thẳng vào thực tế và đừng bao giờ lảng tránh sự bực bội của khách hàng vì đó là đương nhiên. Hãy làm cho khách hàng tin là doanh nghiệp có năng lực giải quyết vấn đề một cách ít thiệt hại nhất. Hãy nói với họ rằng doanh nghiệp không chỉ đang chiến đấu để giải quyết vấn đề liên quan đến khách hàng mà còn chiến đấu để giải quyết vấn đề của chính mình. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy tin tưởng và đoàn kết. Hãy chuẩn bị nhanh và tốt để có thể đưa ra một thời hạn nhất định mà doanh nghiệp hứa sẽ giải quyết xong vấn đề của khách hàng. Giá trị của thời hạn là làm tăng lòng tin nhưng nó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực thực sự nếu không họ có thể phải trả giá rất đắt.
3.Cảm tạ tình cảm của khách hàng
Những khách hàng không phải là những người duy ý chí. Họ cũng sẵn sàng chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Nhưng không phải khách hàng nào cũng tốt như vậy. Hãy coi trọng kịp thời những tình cảm có được từ phía khách hàng. Ðừng vớt vát tình cảm của họ bằng cách thuyết phục rằng “tình cảnh không tồi tệ như thế đâu”.
Ðây cũng không phải là lúc dành cho sự hài hước. Hãy chú ý tới tình cảm chung của các khách hàng. Ðừng bao giờ để tình cảm trở nên xấu đi nhiều mới đưa ra các kế hoạch thuyết phục và lôi kéo.
4. Nhận trách nhiệm
Ðừng trốn tránh trách nhiệm: trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng và trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp với các đồng nghiệp. Hãy tuyên bố gánh vác các thiệt hại và thể hiện tuyên bố đó bằng hành động.
5. Theo đến cùng
Hãy luôn ưu tiên để theo đuổi những tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng trong doanh nghiệp. Báo cáo tình hình thường thường xuyên cho khách hàng. Duy trì việc này cho tới khi các khách hàng cảm thấy hài lòng.