Hãy làm "PT" cho sự nghiệp của chính mình

Lượt xem: 28,424

PT (Personal Trainer) là huấn luyện viên riêng giúp bạn tập luyện để có được dáng vóc mong muốn. Sẽ thế nào nếu chính bạn cũng có thể huấn luyện bản thân trở thành phiên bản tốt nhất, chuyên nghiệp nhất trong công việc?

Tự huấn luyện giúp chúng ta hiểu rõ những điểm cần khắc phục của bản thân, tìm ra các lựa chọn mới và vượt qua khó khăn. Kỹ năng này không thay thế việc tham khảo những đàn anh trong nghề, nhưng ít nhất sẽ giúp bạn định hướng sự nghiệp kịp thời và phù hợp.


Tại sao không trở thành huấn luyện viên của chính bản thân?

Mọi người đều có thể học cách tự huấn luyện, bất kể kinh nghiệm hay chuyên môn. Nhìn nhận những hạn chế của bản thân và rèn mình vào khuôn phép đôi khi không thoải mái. Nhưng khi chúng ta phát huy khả năng lên ý tưởng và hành động để đối phó với trở ngại, chúng ta sẽ tăng cường khả năng phục hồi sau bất kỳ khủng hoảng sự nghiệp nào và giảm bớt sự phụ thuộc vào người khác.

1. Hiểu rõ bản thân
Muốn cải thiện bản thân, trước hết bạn cần quan sát khách quan và ghi nhận mọi điểm yếu, điểm mạnh đã có. Và bạn phải chấp nhận rằng mình không cần trở thành người hoàn hảo, nhưng có thể trở thành phiên bản tốt hơn.

Tạo bản đồ ứng xử
Chúng ta thường chú tâm chạy theo nhiệm vụ và deadline nhiều hơn là suy nghĩ về bản thân - trong khi đây mới là nguồn gốc của mọi lựa chọn trong tương lai.

Một bản đồ ứng xử có thể giúp bạn rà soát lại cách bản thân phản ứng với các yêu cầu trong công việc. Hãy viết ra các tình huống và cách mà bạn hay lựa chọn để ứng xử. Ví dụ: nếu bạn có một mối quan hệ khó khăn với đồng nghiệp, bạn sẽ phản ứng tức thì với mỗi việc họ làm, hay bạn tìm cách giải tỏa khúc mắc giữa hai người? Nếu bạn nhận được một nhiệm vụ khó khăn, thì bạn lập tức bắt tay vào làm hay sẽ hỏi đầy đủ thông tin chỉ dẫn từ cấp trên? Càng tự nhìn nhận thường xuyên, bạn càng nhận ra cách hành xử của mình một cách hệ thống và hiểu được điều gì có lợi hay bất lợi.

Đánh giá tác động cá nhân
Chúng ta có thể đặt ra mục tiêu tốt đẹp, cố gắng rất nhiều, nhưng phản hồi của mọi người lại không được như ý. Có lẽ cách chúng ta thể hiện đã có lỗ hổng đâu đó mà ta không nhận ra?

Để tự khám phá, hãy nghĩ về ba việc quan trọng mà bạn đã làm trong tuần, viết ra mục tiêu mà bạn dự định tác động được tới người khác. Sau đó, xin ý kiến về cảm nhận thực sự của họ.

Nhận xét của mọi người chỉ để tham khảo, chứ không phải là chân lý. Nhưng nó cũng có thể hé lộ những “điểm mù” khi bạn tự đánh giá bản thân.


Rà soát lại các tình huống nơi công sở và cách mình phản ứng

2. Phân tích vấn đề cần cải thiện
Đặt ra những câu hỏi đủ sâu sắc sẽ tạo tư duy mở và giúp bạn tìm ra những phương án cải thiện hiệu quả.

5 câu hỏi tiêu biểu:
- Điều gì mang lại cho tôi nhiều động lực nhất trong công việc?

- Khi nào tôi hay phải kìm nén chính mình?

- Có những cách nào để mọi người phản hồi tôi rõ ràng hơn trong công việc?

- Ai có thể chỉ cho tôi góc nhìn khác về công việc?

- Điều gì tôi muốn hiện thực hóa trong 1 năm tới?

Lưu ý, hãy đặt ra những câu hỏi mở. Thay vì “mình có thích công việc này không nhỉ?”, thì tự hỏi: “Mình thích gì ở công việc này?”.

Đánh giá lại khả năng phụ thuộc:
Ví dụ, bạn gặp phải sự cố và khi đưa tình huống vào bản đồ ứng xử, bạn thấy mình đang đổ lỗi cho người khác. Vậy đó là một tín hiệu cho thấy bạn chưa chú ý vào những việc bạn có thể chủ động kiểm soát. Khắc phục điều đó thì việc xác định những điều có thể làm để cải thiện tình hình sẽ dễ dàng hơn.

Bóc tách vấn đề:
Thay vì hỏi "Tại sao tôi lại thiếu thời gian và cảm thấy mất kiểm soát trong công việc?" thì hãy lần lượt hỏi và trả lời “Tại sao mình lại thấy thiếu thời gian?” - "Tại sao tôi thấy mất kiểm soát trong công việc?". Như vậy bạn sẽ có nhiều giải pháp cho từng vấn đề hơn.  

3. Trở thành người bạn tốt nhất của chính mình

Bây giờ bạn đã nhìn bản thân một cách khách quan, nhưng thay vì nhìn thấy để phán xét và bi quan, hãy giúp chính mình khắc phục như giúp một người bạn thân. Hãy tin tưởng, khích lệ, nhưng kiên trì.

Đây là lúc để nhìn lại một lượt các câu trả lời cho các vấn đề để vạch ra lộ trình “tập luyện”, cải thiện bản thân. Và ở mỗi bước, hãy lắng nghe cảm giác bên trong, xem bạn có cảm thấy thoải mái không, có hứng thú không... Giống như huấn luyện viên, hãy đổi phương pháp khi cần. Và bạn cũng không cần hành xử hay có lựa chọn giống như người khác.

Và nếu có thất bại nào xảy ra, CareerViet muốn bạn nhớ rằng tất cả mọi người đều phải trải qua quá trình “sai và thử, sai và thử”. Hãy nghĩ đến những thành công từng đạt được, những lần can đảm vượt qua khó khăn. Không phải ai cũng có con đường sự nghiệp thuận lợi, nhưng rèn luyện bản thân giúp bạn vượt qua trở ngại và mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn.

Ảnh: Pexels

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay