Hiểu mình rồi mới chọn nghề

Lượt xem: 13,295

“Build a career, not a job” (Có việc chưa đủ, làm chủ một nghề) là lời khuyên của Trung tâm đào tạo hướng nghiệp L & A.


 

Đi guốc trong… bụng mình
Đến năm thứ 3 đại học, anh chàng sinh viên tên Quách Tuấn Khanh “cả gan” giã từ giảng đường y khoa mà mình đang học theo ý kiến của ba mẹ để đeo đuổi ngành quản trị kinh doanh. Từ việc biết đích xác mình muốn gì và dám hành động để đạt được điều mình muốn, và từ nền tảng những kiến thức quản trị kinh doanh, ông Quách Tuấn Khanh nay đã trở thành một diễn giả nổi tiếng, nhất là trong lĩnh vực động viên tinh thần, phá triển cá nhân, cân bằng cuộc sống... Không ít trường hợp khác đến khi đi làm rồi mới nhận ra nhiều mặt trái của nghề khiến người lao động tốn thời gian chuyển ngành nghề hoặc miễn cưỡng làm việc cho qua cuộc sống.

Người ta chỉ có thể hài lòng và đạt năng suất lao động cao nếu kỹ năng và kiến thức áp dụng trong công việc phù hợp với điều mình yêu thích. Chẳng hạn, nếu thích giao tiếp và giúp đỡ người khác thì các công việc thuộc lĩnh vực cộng đồng sẽ phù hợp với bạn. Do đó, rất cần thiết tự đánh giá tính cách, sở thích, giá trị và kỹ năng của bản thân. Có thể tìm hiểu chính mình bằng cách tự hỏi: “Tôi đã làm tốt điều gì?”, “Tôi có thể say sưa làm gì?”, “Điều gì tôi ghét nhất?”, “Người ta nói gì về tôi?”... Cần liệt kê tất cả những kỷ niệm từ quá khứ, kể cả trò chơi thời thơ ấu như xây lâu đài cát hay vẽ tranh… Khi kể ra những điều đó, hãy nhớ “câu thần chú”: “Chính tôi đã làm như thế!” vì thường những gì đã diễn ra mới thể hiện đúng nhất về mình, từ đó nhận ra được tính cách và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Từ đó nhận biết được lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp.

Hãy liệt kê thật kỹ những câu hỏi này để tìm hiểu về chính mình vì rất có thể nghề thực sự phù hợp lại đến từ một khía cạnh không được quan tâm đến, chẳng hạn một thú vui giải trí. Ví dụ, một người có sở thích nấu ăn nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc trở thành một đầu bếp mà lo tập trung vào các môn toán, lý, hóa mà mình học khá nhất trong trường học để trở thành một kỹ sư dù không thích lắm những công việc liên quan nhiều đến kỹ thuật.

Đoni đóng giày
Có câu “biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, tìm hiểu chính mình là bước quan trọng trong việc lập kế hoạch nghề nghiệp. Cần tìm nghề phù hợp với chính mình chứ không nên cố gắng “gọt chân cho vừa giày”, gượng ép để mình phù hợp với nghề nghiệp. Do đó, bạn trẻ nên quan tâm tự xác định bản thân mình và lĩnh vực nghề nghiệp nào phù hợp nhất với mình hơn là tìm hiểu ngành học nào dễ thi đậu hay đang “hot”, hoặc chọn nghề theo sự sắp đặt của người khác… Thế nhưng, đa số bạn trẻ chỉ muốn thi đậu đại học họăc tìm một công việc kha khá trước rồi mới tính đến chuyện chăm lo xây dựng sự nghiệp lâu dài. chủ yếu do định hướng nghề nghiệp ban đầu chưa chuẩn xác vì chưa hiểu rõ rõ bản thân và thực tiễn nghề nghiệp.

Khi đã biết mình thuộc tuýp người nào, bạn trẻ cần tìm hiểu đại trà để biết khái quát đặc điểm của nhiều lĩnh vực nghề nghiệp trên thị trường lao động: nghề nào đòi hỏi tính nguyên tắc; nghề nào yêu cầu phải kiên trì, tỉ mỉ hay nghề nào buộc phải có tính hướng ngoại…để tự mình nhắm được lĩnh vực nghề nghiệp tương thích nhất. Chẳng hạn, người có “máu” nghệ sĩ phù hợp với các lĩnh vực mang tính sáng tạo, thể hiện cảm xúc như trình diễn, thiết kế, sáng tác… Tiếp theo mới xác định mục tiêu và lập kế hoạch nghề nghiệp cụ thể.

Thực tế, vẫn có nhiều người bắt tay vô công việc rồi mới đam mê và phát triển bằng cách học hỏi để lấp đầy các điểm yếu. Thế nhưng, nếu xác định sớm được đâu là công việc mà mình đam mê thì sẽ có nhiều thời gian hơn để học hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay