Hòa hợp giữa việc nhà và việc công ty

Lượt xem: 13,834

Công việc quá bận rộn, không có thời gian cho gia đình và bản thân khiến bạn ngày một mệt mỏi và căng thẳng. Hãy thử với vài giải pháp dưới đây để tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

1. Thương lượng với sếp: Điều này sẽ dễ dàng thành công hơn với những ông chủ “cấp tiến”, họ nhận ra được giá trị của bạn với công ty vì thế họ sẵn sàng chấp nhận một số thay đổi hợp lý mà bạn đưa ra. Đó có thể là lịch làm việc linh hoạt hơn (như đi làm muộn), chia việc với đồng nghiệp, hoặc làm việc bán thời gian tại công ty và thời gian còn lại làm việc ở nhà. Đảm bảo với sếp rằng kết quả công việc luôn được chú trọng cao.

2. Tìm một công việc mới: Có nhiều loại công việc khiến bạn căng thẳng và cần đầu tư nhiều thời gian hơn một số loại công việc khác. Nếu bạn cần thời gian cho gia đình hay cho bản thân thì bạn nên giảm bớt lượng thời gian cho công việc. Hãy thử tìm một công việc mới ít áp lực và không phải thường xuyên làm thêm giờ. Ví dụ, thay vì làm việc như là một nhân viên tư vấn của công ty, hãy bắt đầu với công việc tư vấn tự do.

3. Đừng sắp xếp quá nhiều công việc vào cuối tuần hay thời gian nghỉ: Cuộc sống dường như quá ngắn, vì thế đừng để mọi thứ trôi qua quá nhanh. Đôi khi hãy dừng lại và tận hưởng mọi thứ, con người xung quanh bạn. Bắt đầu với việc lên lịch làm việc, đừng sắp đặt quá nhiều lịch hẹn các buổi tối hay những ngày cuối tuần. Ngoài ra, hãy tận dụng những “khoảng trống” giữa các cuộc họp để có một không khí thông thoáng, thư giãn.

4. Học cách quản lý thời gian hiệu quả hơn: Với rất nhiều người, họ cảm thấy áp lực, căng thẳng chỉ đơn giản vì họ không biết tổ chức công việc. Ví dụ, bạn nên ghi tất cả các thời hạn công việc và dán trước bàn làm việc, đảm bảo công việc nên được hoàn thành trước thời hạn một ngày để phòng khi có sai sót. Bạn sẽ cảm nhận được không chỉ tinh thần bạn thoải mái hơn mà công việc cũng trôi chảy hơn.

5. Chia sẻ khối lượng công việc: Mặc dù, đôi khi chúng ta cảm thấy có đủ năng lực để làm mọi việc nhưng cách tốt nhất bạn nên chia sẻ bớt khối lượng công việc với các đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian thư giãn mà vẫn vẹn toàn cả việc nhà và việc cơ quan.

6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài: Nếu bạn cảm thấy trách nhiệm chăm sóc gia đình hiện tại đang quá nặng với bạn, hãy thuê một người giúp việc nhà theo giờ hoặc theo tháng tùy vào khả năng tài chính. Nếu có trẻ nhỏ bạn có thể gửi cháu vào các nhà trông trẻ gần nhà của tư nhân hoặc đơn giản là nhờ bác hàng xóm đã về hưu và rất yêu quý trẻ nhỏ. Bạn có rất nhiều lựa chọn để cải thiện cuộc sống tùy thuộc vào tình huống bạn “mắc” phải.

7. Biết chọn việc nào cần ưu tiên trước: Khi không biết sắp đặt việc nào cần làm trước việc nào cần làm sau sẽ khiến bạn có cảm giác như bị “chôn vùi” trong công việc. Hãy lập một danh sách những việc cần ưu tiên trước, theo thứ tự như vậy bạn sẽ thấy công việc dần dần sẽ vào guồn quay tự nhiên.

8. Học cách đơn giản hóa mọi việc: Có vẻ như mọi người luôn muốn ôm đồm quá nhiều việc, quá nhiều trách nhiệm dẫn đến quá tải. Hãy học cách đơn giản hóa cuộc sống của bạn bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, học cách nói không với những việc không cần thiết, và từ bỏ thói quen bừa bộn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay