Học Bác sử dụng người tài

Lượt xem: 13,025

Người tài chúng ta không thiếu. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình.

Làm thế nào để cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từ nay đến 2011 thực sự đi vào đời sống và có hiệu quả? VietNamNet đã có cuộc thảo luận về vấn đề này và nhấn mạnh đến tính thời sự của việc học Bác sử dụng người tài.

Ngay từ năm 1945, khi kêu gọi những người tài giỏi ra giúp đỡ Chính phủ, Bác đã cho đăng tin trên báo chí: sẵn sàng dành thì giờ tiếp 15 phút với bất kỳ ai để nghe kiến nghị, góp ý phê bình về các vấn đề quốc kế, dân sinh...

Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, chúng ta thấy những lời dặn của Bác trước lúc đi xa, những tư tưởng, những hoài bão, con đường mà Bác đã chọn cho dân tộc chúng ta càng sáng rõ; như suốt bao nhiêu năm qua, tư tưởng của Bác đã luôn soi sáng cho dân tộc ta vượt qua bao khó khăn. Đó cũng là vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm, thể hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua.

Những người lớn tuổi chắc chắn còn nhớ nhiều câu khẩu hiệu đã thuộc nằm lòng trước thời đổi mới như "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại"; "Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công, Vô tư"; "Thi đua là yêu nước, đã yêu nước thì phải thi đua" v.v...Bước vào thời kỳ đổi mới cả nước thực hiện công cuộc "xoá đói giảm nghèo" rồi chuyển dần sang kinh tế thị trường, những câu khẩu hiệu như vậy đã phần nào bị xem nhẹ.

Nói theo, học thuộc những câu khẩu hiệu bao giờ cũng dễ hơn rất nhiều cái đích đến của nó là làm đúng như đã nói. Giờ đây, cái nghèo đã giảm, kinh tế đã khá hơn và đặc biệt, khi chúng ta bước vào sân chơi lớn bình đẳng với các cường quốc kinh tế, văn hoá trên thế giới thì chúng ta phải có vốn liếng của riêng mình. Nói một cách giản dị và thực tế là chúng ta đang rất cần những người có tài và những người có tài cũng rất cần cơ chế, cơ hội để mang cái tài của mình phục vụ tốt nhất cho đất nước.

Gần đây chúng ta thấy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề sử dụng nhân tài và bồi dưỡng nhân tài. Cách đây 5 - 7 năm, vấn đề này chưa được đặt ra. Tại sao lại đặt ra đúng vào thời điểm này? Điều đó chứng tỏ đây đang là vấn đề bức xúc của xã hội, và là biểu hiện sự trở lại của những giá trị ban đầu - những giá trị mà lâu nay, nhiều lúc chúng ta đã buông lơi.

Thế nào là người có tài và chúng ta có thiếu người tài hay không? Có nhiều cách định nghĩa về người tài, nhưng người tài trước hết phải có hoài bão, có động lực mạnh mẽ, có sự thôi thúc là phải làm được một cái gì đó cho đất nước. Trong quá trình thực hiện hoài bão đó, người tài cũng tìm được hạnh phúc cho bản thân thông qua công việc của mình.

Người tài chúng ta không thiếu. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình. Không có cạnh tranh thì không nổi lên người tài. Nền kinh tế của chúng ta đang ngày càng xoá bỏ độc quyền một cách mạnh mẽ hơn. Khi độc quyền bị xoá bỏ và cạnh tranh thực sự thì lúc ấy cơ chế sẽ đẩy người giỏi lên. Có như vậy người giỏi mới có cơ hội để giỏi thực sự.

Người tài là người phải biết thắng hoàn cảnh thì đó mới thực sự tài, nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh thì anh ta chỉ tài vừa vừa thôi. Những điều kiện, cơ hội dành cho người tài thể hiện đang ngày càng có nhiều hơn. Có rất nhiều bạn trẻ học ở nước ngoài đã về nước sáng lập những công ty kinh doanh rất thành đạt. Rõ ràng đó là những người tài! Và những người đó tiếp tục phải tài vì thị trường mở ra cạnh tranh. Không tài thì sẽ bị các công ty khác đánh đổ ngay. Môi trường mới này đang hình thành và ta phải bảo vệ môi trường cạnh tranh đó.

Cơ hội đưa ra phải bình đẳng cho mọi người và người nào tài hơn sẽ hiện thực hoá được cơ hội đó. Hiện giờ vẫn còn nhiều nơi chưa có bình đẳng về cạnh tranh, bình đẳng về cơ hội, còn có độc quyền trong kinh doanh...chính những người tài cần phải hưởng ứng cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" để tháo gỡ.

Nhận ra người tài đã là quý nhưng sử dụng người có tài vào những việc ích nước lợi dân mới thực sự quý giá. Trong một bài báo Bác Hồ viết trên tờ Cứu quốc ngày 4/10/1945 đã chỉ rõ: "Việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe - (chữ khắt khe này có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa mà trong một thời gian khá dài thời bao cấp người ta nhấn mạnh nhiều đến lý lịch) - và có lòng trung thành với tổ quốc. Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt đặt vào việc nhỏ. Ai có năng lực về việc gì thì ta đặt ngay vào việc ấy".

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay