Học cách đánh giá nhà tuyển dụng tiềm năng

Lượt xem: 19,320
Trên giấy tờ, thường công việc có vẻ hoành tráng, từ mức lương, thưởng đến những quyền lợi đi kèm như nghỉ phép, chế độ ốm đau, thai sản... nhưng quan trọng là phải suy nghĩ về phong cách làm việc của công ty xem có phù hợp với bản thân không đã.
 
Người tìm việc vẫn thường nghe nói nhiều đến các kỹ năng trong công việc cũng như các kỹ năng mềm từ các nhà tuyển dụng tiềm năng. Họ luôn tìm kiếm những ứng viên có chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, cộng với một chút hài hước, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời... Có vẻ như, danh sách những điều nhà tuyển dụng tiềm năng mong muốn có thể kéo dài thêm mãi.
 
Thế nhưng, ứng viên cũng có quyền lựa chọn, đánh giá về nhà tuyển dụng trước khi đưa ra quyết định.
 
Dưới đây là một số điểm ứng viên nên xem xét khi đánh giá nhà tuyển dụng tiềm năng:
 
- Môi trường làm việc
 
Trên giấy tờ, thường công việc có vẻ hoành tráng, từ mức lương, thưởng đến những quyền lợi đi kèm như nghỉ phép, chế độ ốm đau, thai sản... nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ về phong cách làm việc của công ty xem có phù hợp với tính cách, sở thích của bản thân không đã. Đừng lựa chọn vội vàng chỉ vì vấn đề lương cao, thu nhập cao, điều quan trọng bạn nên cân nhắc là liệu có tìm thấy niềm vui thực sự ở nơi làm việc hay không.
 
Theo Cheryl Heisler - chủ tịch và là người sáng lập dịch vụ tư vấn khi thay đổi nghề nghiệp Lawternatives, nhiều người trong số những người thay đổi sự nghiệp mà tôi tư vấn, sau khi tự đánh giá một cách triệt để, họ đã có sự hòa hợp với các điều kiện làm việc mà họ thực sự cần thiết và mong muốn. "Khi trao đổi để hài hòa lợi ích của hai bên, những ứng viên này luôn cứng rắn thỏa hiệp cả về quyền lợi lẫn môi trường làm việc, để giúp họ có sự cân bằng và thoải mái khi làm việc".
Chấp nhận một lời mời làm việc mà không xem xét môi trường làm việc phù hợp hay không sẽ là một sai lầm. Bởi sau đấy, bạn có thể có những đụng độ về văn hóa phát sinh, mâu thuẫn với nội bộ công ty chỉ vì sự khác biệt.
 
- Đồng nghiệp
 
Cũng như môi trường làm việc, đồng nghiệp đóng vai trò lớn trong việc giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc với công việc. Heisler cho rằng, đa số ứng viên thích những đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ công việc, thoải mái chuyện trò và cùng nhau giải quyết khó khăn. Phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để bạn có thể phù hợp với khuôn khổ của công ty mới.
"Đồng nghiệp của bạn không phải là người bạn tốt nhất của bạn nhưng nếu thực sự hợp nhau, bạn sẽ có thêm hứng khởi làm việc và mỗi ngày đi qua sẽ là một ngày vui".
 
- Uy tín công ty
 
Trong quá trình tìm kiếm nhà tuyển dụng tiềm năng, ứng viên nên cố gắng có được chút đánh giá, cảm nhận riêng về danh tiếng, uy tín cũng như giá trị của công ty. Bạn có thể tìm kiếm những thông tin này qua những cựu nhân viên của công ty hoặc chính những người đang làm việc ở đó. Bạn hãy xem có bất kỳ thông tin khiếu nại gì về công ty hay không, có gì thiếu trung thực, gian dối trong hoạt động của công ty... qua đó, bạn sẽ biết được công ty có uy tín như thế nào.
 
Bethany Myers, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp BLM cho rằng: "Nếu một công ty không trung thực, công bằng trong các quy định cũng như áp dụng quy định, điều đó có thể khiến bạn thất vọng và chán nản".

 
- Khả năng phát triển
 
Trong khi nhiều người đánh giá công việc chủ yếu dựa vào các yếu tố ngắn hạn như mức lương khởi điểm, chức danh... thì các chuyên gia tư vấn khuyên rằng các bạn không nên bỏ qua việc phân tích khả năng phát triển của công ty. Theo Myers, khả năng phát triển của công ty là một yếu tố quan trọng giúp bạn quyết định trong quá trình xây dựng sự nghiệp. Để tìm hiểu tiềm năng công ty, bạn nên xem xét cơ hội phát triển cho vị trí mình ứng tuyển.
 
- Lãnh đạo
 
Một điều quan trọng không kém là cân nhắc về người lãnh đạo của công ty, xem bạn có thể thích nghi và phát triển ở vai trò mới không. Theo Myers, đây là một yếu tố rất giá trị nhưng lại thường bị ứng viên bỏ qua. Khi có một lãnh đạo giỏi, nhân viên sẽ có thêm động lực và học hỏi được nhiều điều. Đó cũng là cơ hội cho ứng viên trên con đường phát triển sự nghiệp.
Tất nhiên, tìm việc vẫn là một con đường hai chiều, bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho mình, bạn cũng nên chú ý đển các tiêu chuẩn để đánh giá về nhà tuyển dụng tiềm năng, đảm bảo có sự kết hợp hoàn hảo trước khi đưa ra quyết định.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay