Học cách đoán trước sự việc!

Lượt xem: 32,949

Trong suốt 3 năm làm việc tại bệnh viện Phoenix, mối quan hệ giữa Marcia Finberg với sếp rất gắn bó. Sếp cô luôn bên cô trong các dự án. Khi những điều tốt đẹp này bất ngờ biến mất, Finberg biết rằng có gì đó sắp đến. Ba tháng sau, cô bị mất việc.

Trong thời đại ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi đến chóng mặt, thì nhiều điều bất ngờ sẽ xảy ra. Khi bạn đang vững vàng ở vị trí của mình trong công ty, sẽ có rất nhiều những dấu hiệu tốt đẹp như những lần tăng lương trước thời hạn, những lời mời tham dự các cuộc họp quan trọng và sự quan tâm đặc biệt của sếp dành cho bạn. Nhưng khi bạn trở thành mục tiêu của đợt thanh lọc nhân viên, hoặc những cảm nhận của sếp về bạn đã thay đổi, các dấu hiệu đó sẽ trở nên nhạt nhòa dần.

Vì vậy, việc sớm đọc được những dấu hiệu về số phận của bạn là rất quan trọng, để bạn có thể chủ động thay đổi theo tình hình mới, tránh lâm vào tình cảnh “chết đứng như Từ Hải.”

Những dấu hiệu không lời

Nhiều nhà quản lý thường chọn những gợi ý không lời hoặc cách cư xử tiêu cực hơn là trực tiếp đối mặt với nhân viên nếu họ nhận được tin xấu hoặc bất ngờ không hài lòng với chất lượng làm việc của nhân viên. Điều này đặc biệt đúng với những đợt tái tổ chức cơ cấu.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bình thường sếp và bạn vẫn hay trò chuyện với nhau về công việc thì nay cả tháng bạn chẳng gặp được sếp lấy một vài lần mặc dù bạn biết sếp không bận bịu đến mức đó. Hoặc nếu trước đây email của bạn được sếp trả lời ngay trong ngày và giờ phải mất cả tuần, bạn cần phải hiểu rằng công việc của bạn đang gặp nguy.

Những nhân viên nhạy cảm

“Điểm chính là khiến họ hỏi bạn xem có chuyện gì không ổn và nhận trách nhiệm”, ông Miglani, một nhà quản lý, nói. Ông cho biết các nhân viên của ông quá nhạy cảm đến mức không thể đưa ra được sự phản hồi thành thực, vì vậy ông buộc phải tìm đến những gợi ý tế nhị.

Các sếp cũng có thể chọn cách tiêu cực. Khi John Boyd là luật sư chính về sở hữu trí tuệ của một công ty công nghệ hạng trung, ông thường cảm thấy như bị CEO và các cộng sự khác biến thành kẻ ngoài cuộc. Ông thường xuyên bị bỏ rơi trong các cuộc họp quan trọng hoặc các buổi ăn mừng dự án thành công dù ông là thành viên của nhóm. Ông không đợi để xem số phận của mình sẽ như thế nào. Thay vì thế, ông quyết định ra đi.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Bạn cần phải đặc biệt chú ý tới cách mà các dự án được giao, như thế bạn mới có thể biết được mình phù hợp như thế nào. Bạn có bị bỏ qua trong các dự án béo bở không? Bạn có bị giao các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất thay vì các dự án chiến lược không? Nếu bạn liên tục bị lãng quên trong các công việc quan trọng mà bạn cảm thấy có thể giải quyết được, đã đến lúc bạn cần phải hỏi sếp thay vì thụ động chờ đợi. Nếu không, bạn sẽ bị “đá” văng ra khỏi công ty lúc nào không hay.

Đừng chờ đợi những lời phê bình

Khi công việc của bạn được phân công lại, đó có thể là dấu hiệu sếp đang tìm cách “tiễn” bạn đi. Nếu bạn nghi ngờ rằng có gì đó không ổn, đừng chờ đợi những nhận xét chính thức. Hãy tiếp cận sếp và sửa lỗi trước khi quá muộn.

Trước khi quyết định “mặt đối mặt” với sếp, bạn cần phải kiểm chứng lại những nghi ngờ của mình. Có thể email của bạn bị thất lạc. Rất có thể bạn đã đánh giá nhầm về hành vi của người khác. Bạn có thể chia sẻ suy nghĩ của mình với một đồng nghiệp đáng tin cậy, người có thể cho bạn biết liệu bạn có đang cường điệu hóa vấn đề hay không.

Nếu bạn hiểu rõ rằng vị trí của bạn đang trở nên bấp bênh, đừng chờ nó đổ xuống. Thay vì thế, hãy làm mới lại bộ hồ sơ xin việc của bạn và tích cực giao tiếp để chuẩn bị cho một sự thay đổi. Và thậm chí nếu chiếc ghế của bạn vẫn còn rất an toàn, nhưng mối quan hệ căng như dây đàn của bạn với sếp đang cản trở sự phát triển của bạn tại công ty và bạn cảm thấy mệt mỏi khi cố gắng sửa đổi, có lẽ ra đi là sự lựa chọn khôn ngoan.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay