Học cao vẫn thất nghiệp

Lượt xem: 17,749

Kiến thức rộng, khả năng ngoại ngữ, giao tiếp tốt, có kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài... đó chưa hẳn là những ưu điểm được đánh giá cao của những người từng du học nước ngoài.

Ở họ vẫn còn thiếu một điều kiện nữa, sự thích ứng và vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Hoàng Hải học tập và làm việc tại thành phố Sydney, Australia được 7 năm. Học tập và tốt nghiệp một cách bài bản về chương trình học quản lý khách sạn của trường BMHS (Blue Mountain Hotel School) - thành viên của ORION, khối liên minh toàn cầu về quản lý du lịch, khách sạn.

Hoàng Hải sử dụng tiếng Anh chuẩn, mất 2 năm để hoàn thành bằng cấp liên kết về quản lý khách sạn và nhà nghỉ (Associate Degree in Hotel and Resort Management); 3 năm sau anh lấy bằng Cử nhân kinh tế chuyên ngành quản trị du lịch khách sạn. Sau nhiều năm làm việc tại các khách sạn lớn tại Australia như Regent Hotel, Sheraton Mirage, Observatory Hotel Sydney… anh trở về nước với vốn kinh nghiệm khá dày về ngành quản lý khách sạn.

Với bằng cấp và kinh nghiệm quốc tế ấy, như một “món hàng” xịn, Hải từng được săn đón chu đáo bởi nhiều khách sạn, khu resort tại Việt Nam, tất nhiên là với mức lương là niềm mơ ước của rất nhiều người. Đầy nhiệt huyết cống hiến, Hải lao vào làm việc.

Rồi khó khăn xuất hiện, những khúc mắc ban đầu tưởng chừng dễ vượt qua ngày một tích tụ. Hải quyết quyết định nghỉ việc. Rồi lại về đầu quân cho tập đoàn khách sạn Inter Continental, rồi không thỏa mãn, rồi lại đổi việc, và hiện giờ Hải đang cùng những người bạn của mình học tại Australia hùn vốn đứng lên làm chủ việc kinh doanh siêu thị.

Tình trạng thất nghiệp của Hoài Linh - cựu du học sinh Thụy Sỹ cũng khá đặc biệt. Là con một trong một gia đình khá giả, Linh thực sự may mắn khi không phải quan tâm đến gánh nặng kinh tế.

Thư thả trang bị đủ kiến thức để làm việc, Linh được gia đình tạo điều kiện cho học tập tại trường Quản lý và kinh doanh khách sạn BHMS thuộc tập đoàn Benedict - một trong những tập đoàn giáo dục tư thục lớn nhất Thụy Sỹ, tọa lạc tại thành phố Luzern.

Linh có một bảng thành tích học tập khá tốt tại đây với bằng cử nhân quản lý và kinh doanh khách sạn theo chương trình giảng dạy của City University USA, một chứng chỉ sau đại học và bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ về quản lý và kinh doanh khách sạn.

Trở về nước Linh vừa chờ tìm việc vừa tranh thủ... đi du lịch. Ai hỏi về chuyến phiêu lưu rảnh rang của mình, Linh luôn nói rằng mình đang bị “thất nghiệp”. Thực ra, với bằng cấp của Linh, muốn tìm được một chỗ làm phù hợp thực sự để ứng dụng tốt nhất những gì đã học được ở nước ngoài là việc không dễ dàng.

Hoài Linh kể: “Khác nhau khi làm việc tại các khách sạn tại Thụy Sỹ và các khách sạn tại Việt Nam lắm. Bên kia cơ chế thoáng, chịu sự quản lý trực tiếp, không phải qua quá nhiều khâu. Các khách sạn tại Việt Nam phần nhiều vẫn theo cơ chế cũ…”. ở trường hợp của Linh, “thất nghiệp” vì… chưa muốn đi làm.

Trở về nước với tấm bằng Tiến sỹ ngành Kinh tế, 5 năm giảng dạy tại Hà Lan, Tiệp tất nhiên trở thành đích ngắm của các công ty cả trong lẫn ngoài nước. Với mức lương tính theo nghìn USD, Tiệp nhận lời làm cho một công ty sau khi đã có suy tính kỹ càng.

Thế nhưng Tiệp nhanh chóng chán ngán với chuyện họp hành liên miên, những thủ tục hành chính phức tạp và phong cách làm việc khó có thể thay đổi của các “sếp” và đồng nghiệp trong công ty. Anh xin nghỉ việc và tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Mọi chuyện vẫn không như mong muốn.

Rồi Tiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp lúc nào không hay. Không vội đi làm, Tiệp khăn gói sang Hàn Quốc để học tiếng Hàn... Tự tin với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, những người “tự nguyện” thất nghiệp kiểu này đang tự tìm lời giải cho bài toán lùi để tiến của mình.

Thất nghiệp vì một mức lương chưa vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi... để đón chờ những cơ hội mới, thất nghiệp để nâng cao khả năng chuyên môn, họ đang tạo cho mình những “khoảng lặng” cần thiết cho những dự tính lớn lao trong sự nghiệp. Đó cũng là những cách không giống nhau người ta thực hiện khát vọng của bản thân.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay