Học kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển và mức lương ngành kinh tế
Lượt xem: 127,364Học kinh tế ra làm gì luôn là nỗi băn khoăn lớn của sinh viên ngành này. Nhìn chung, với sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp thì người học kinh tế có rất nhiều cơ hội việc làm với mức đãi ngộ tương đối cao. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của CareerViet .
Ngành kinh tế là gì?
Trước khi tìm hiểu học kinh tế ra làm gì, bạn phải hiểu đúng bản chất của ngành học này. Theo đó, ngành kinh tế được xếp vào phân ngành khoa học xã hội, chuyên nhìn nhận, đánh giá và phân tích về mối liên hệ giữa thành phần kinh tế trong nền kinh tế tổng thể của xã hội. Ngoài ra, ngành học còn tập trung nghiên cứu về bản chất của thành phần kinh tế, sản xuất và phân phối hàng hóa cũng như cách quản lý tài nguyên hiệu quả.
Kiến thức chuyên ngành kinh tế rất rộng, có tác động đến nhiều khía cạnh đời sống. Ngành kinh tế ứng dụng nhiều đến tài chính, chính phủ, kinh doanh, giáo dục, gia đình,…
Xem thêm: Săn việc trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định.
Ngành kinh tế nghiên cứu, đánh giá, phân tích các thành phần kinh tế trong nền kinh tế chung (Nguồn: Internet)
Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?
Học kinh tế là học gì? Ngành kinh tế được phân thành nhiều chuyên ngành với nền tảng kiến thức khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành mà sinh viên ngành kinh tế được học tập.
Kế toán
Kế toán đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của cơ quan, doanh nghiệp,… nhằm đưa ra những quyết định hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Khi học chuyên ngành kế toán, người học sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu. Trong đó sẽ có các môn cơ sở như nguyên lý kế toán, quản trị kế toán, kiểm toán và các môn chuyên sâu như kế toán ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,…
Tài chính
Tài chính cung cấp cái nhìn tổng thể về hoạt động về tài sản, vốn, quá trình quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng. Khi học chuyên ngành này, người học sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng của các môn học như tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, vốn đầu tư,…
Ngân hàng
Chuyên ngành ngân hàng cung cấp kiến thức nền tảng cho người học về tiền tệ, ngân hàng và thị trường chứng khoán. Ngành học này đòi hỏi người học cần có tư duy tốt, nắm vững nền tảng kiến thức cơ sở.
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh cung cấp kiến thức liên quan đến quá trình quản trị hoạt động kinh doanh nhằm mục đích xây dựng, phát triển, quản lý và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngành này được chia thành nhiều nhóm kiến thức nhỏ hơn như marketing, ngoại thương, quản trị lữ hành, quản trị nhân lực.
Tổng hợp các ngành học kinh tế (Nguồn: Internet)
Học kinh tế ra làm gì? Các nghề nghiệp “HOT” nhất
Nếu bạn đang thắc mắc học kinh tế ra làm gì thì đây chính là câu trả lời dành cho bạn.
Kế toán, kiểm toán
Người học kinh tế ra sẽ có cơ hội trở thành kế toán, kiểm toán viên trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán chính là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản như nguồn hình thành, sự vận động của tài sản. Bộ phận kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra và xác minh độ chính xác của những thông tin đã được tổng hợp.
Một số vị trí làm việc bạn có thể đảm nhận: giám đốc tài chính, chuyên viên kiểm toán/kế toán, chuyên viên phân tích tài chính,…
Kế toán, kiểm toán (Nguồn: Internet)
Tư vấn tài chính, kinh tế
Nếu bạn đang thắc mắc học tài chính kinh tế ra trường làm gì thì đây chính là câu trả lời dành cho bạn: trở thành chuyên viên tư vấn tài chính. Các chuyên viên tư vấn tài chính sử dụng sự nhạy bén, kỹ năng và kiến thức để phân tích, nghiên cứu và lên kịch bản cho các tình huống kinh tế trong tương lai. Họ phải có góc nhìn đa nhiều để nhận ra cơ hội và thách thức, giúp doanh nghiệp phát triển.
Chuyên viên tư vấn tài chính, kinh tế là vị trí được tín nhiệm vô cùng trong các công ty, doanh nghiệp. Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, tài chính, giáo dục. Thậm chí, họ còn có thể trở thành cố vấn hay nhân chứng chuyên môn trong các vụ án kinh tế có liên quan.
Làm việc trong cơ quan nhà nước
Sinh viên kinh tế sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc cơ sở dịch vụ công. Họ thường đảm nhận nhiệm vụ định giá và phân tích rủi ro, tư vấn tài chính hay lập kế hoạch kinh tế trong các lĩnh vực như thuế, vận tải, thương mại,…
Kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Vị trí nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường cần nguồn nhân lực lớn, trẻ và năng động. Nhiệm vụ của vị trí này là nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng mới hoặc phân tích, đánh giá xu hướng tăng giảm của các loại mặt hàng trong điều kiện kinh tế khác nhau, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Để đảm nhận vị trí này, sinh viên cần thành thạo các kiến thức chuyên môn. Cụ thể như sử dụng phần mềm trình bày và biểu diễn đồ họa, kỹ năng thống kê. Đồng thời, họ phải hiểu rõ bản chất, giá trị của sản phẩm, dịch vụ để kịp thời tư vấn và đánh giá.
Chuyên viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường (Nguồn: Internet)
Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro
Nghề phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển cực lớn trong tương lai. Nhiệm vụ của vị trí này là theo dõi, quản lý và đánh giá nhằm phát hiện những sự kiện, tình huống có khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra phương hướng giải quyết nhằm giảm thiểu thiệt hại xảy đến với doanh nghiệp. Sinh viên dễ dàng tìm thấy công việc này ở các doanh nghiệp, ngân hàng hay công ty chứng khoán.
Nghiên cứu, giảng dạy
Nếu bạn đam mê nghiên cứu và đang thắc mắc học kinh tế ra làm gì thì hãy thử sức mình trong lĩnh vực giảng dạy. Đối với vị trí này, bạn phải đạt trình độ sau Đại học, tối thiểu là có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ. Người đảm nhận vai trò nghiên cứu, giảng dạy phải có chuyên môn vững, tự tin trong thuyết trình và có khả năng ứng biến tốt. Một số môn học bạn có thể đảm nhiệm như tài chính - ngân hàng, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp,…
Làm việc trong ngân hàng
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế có cơ hội làm việc trong ngân hàng ở các vị trí như chuyên viên thẩm định, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, trưởng phòng giao dịch,…. Nhiệm vụ của công việc này là thực hiện, quản lý các giao dịch liên quan đến tài chính, tiền tệ và sử dụng công cụ để kiểm soát, bảo lãnh thanh toán trong giao dịch nội địa và quốc tế theo đúng quy định.
Làm việc trong ngân hàng (Nguồn: Internet)
Kỹ năng cần có khi học ngành kinh tế
Nếu bạn muốn theo học ngành kinh tế và có được vị trí công việc đáng mơ ước, hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng sau:
- Kỹ năng phân tích chính sách thị trường nhằm nắm bắt thông tin và đề ra phương hướng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Kỹ năng tư duy logic, tư duy phản biện để kịp thời phát hiện, xử lý thông tin và linh hoạt đề xuất phương án thay đổi doanh nghiệp phù hợp hơn với thị trường.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian giúp bạn định hướng bước phát triển đúng đắn trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục giúp người học trình bày và thuyết phục người khác đồng ý với ý kiến của mình.
- Kỹ năng đọc hiểu, thông thạo tiếng Anh giúp bạn tiếp thu nhiều kiến thức mới hơn từ nước ngoài.
Trang bị kỹ năng cho người học kinh tế (Nguồn: Internet)
Học kinh tế có làm trái ngành được không?
Học kinh tế vẫn có thể làm trái ngành được. Bởi vì sinh viên kinh tế đã được trang bị kiến thức nền tảng kinh tế tốt, họ có đủ kỹ năng để thích nghi với đa dạng ngành nghề, lĩnh vực. Một số công việc không thuộc chuyên môn mà người học kinh tế có thể đảm nhiệm như xuất nhập khẩu, marketing, đối ngoại, đầu tư, quản trị nhân lực,…
Mức lương và đãi ngộ của ngành kinh tế
Điều quan tâm đằng sau việc học ngành kinh tế ra trường làm gì chắc chắn là mức lương và đãi ngộ. Hiện tại, mức lương trung bình của vị nhân viên thuộc các nghề phổ biến như sau:
- Mức lương trung bình Nhân Viên Kinh Doanh: 10 - 35 triệu/tháng.
- Mức lương trung bình Nhân viên Telesales: 8,5 - 30 triệu/tháng.
- Mức lương trung bình Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính: 10,6 - 30 triệu/tháng.
- Mức lương trung bình Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu: 15 - 34,5 triệu/tháng.
- Mức lương trung bình Giao Dịch Viên: 8,1 - 23 triệu/tháng.
Về phần đãi ngộ, mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có quy định riêng. Một số đãi ngộ hấp dẫn như du lịch nghỉ dưỡng hàng năm, tham gia các khóa đào tạo nâng cao….
Top các trường ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành kinh tế nổi tiếng
Có thể khẳng định, kinh tế là ngành học có tính bao quát rộng, là tiền đề cho sự phát triển của mọi ngành nghề. Chính vì thế, việc tham gia học tại đơn vị đào tạo uy tín đóng vai trò rất quan trọng. CareerViet xin giới thiệu một số trường đào tạo chuyên ngành kinh tế nổi tiếng mà bạn nên theo học:
- Đại học Ngoại thương;
- Đại học Kinh tế - Luật;
- Đại học Kinh tế quốc dân;
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;
- Học viện Tài chính;
- Đại học Kinh tế tài chính.
Thông tin học kinh tế ra làm gì đã được CareerViet chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng với những gì được cung cấp trên đây, bạn sẽ định hướng được công việc cho mình trong tương lai. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều vị trí việc làm thuộc ngành kinh tế nhé!
CareerViet còn cung cấp công cụ CVHay với rất nhiều mẫu CV sáng tạo, chuyên nghiệp phù hợp với xu hướng CV mới nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm các CV phù hợp với ngành nghề của bản thân và tùy chỉnh màu sắc.