Học làm người... không hoàn hảo
Lượt xem: 38,888Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
"Tốt nhất, luôn tốt hơn nữa" đang trở thành tín điều trong cuộc sống hiện đại lập trình sẵn. Tuy vậy, chủ nghĩa cầu toàn phải trả một cái giá đắt, khiến con người ngày càng không khoan dung với người khác và với chính bản thân mình.
Theo bác sỹ tâm lý Frédéric Fanget (Pháp), "chối bỏ chủ nghĩa cầu toàn không có nghĩa là chối bỏ các đòi hỏi, từ bỏ ước mơ, tham vọng của bản thân mà là học cách trau dồi lòng khoan dung, óc thực tế bằng việc chấp nhận những điểm yếu, thiếu sót và cả những nghi ngờ về bản thân mình. Cuối cùng là học cách nới lỏng chủ nghĩa cầu toàn". Chính sự không hoàn hảo sẽ giúp bạn có động lực học hỏi, phấn đấu để hoàn thiện bản thân qua từng ngày và có cơ hội thăng tiếng trong công việc cao hơn như ở các vị trí social media manager, brand manager, product manager,...
1. Xác định các khu vực nguy cơ
Chủ nghĩa cầu toàn tiêu thụ rất nhiều năng lượng của cơ thể, vì vậy muốn giảm tiêu hao năng lượng, cần phải khoanh vùng các lĩnh vực cuộc sống cần nhiều đầu tư sức lực nhất, thuộc 7 nhóm sau: sự tự tin, con cái, vợ chồng, công việc, nhà cửa, gia đình, các mối quan hệ.
Đầu tiên, lựa chọn lĩnh vực ngốn ít năng lượng nhất (rời công sở sớm, cắt giảm một số đòi hỏi ở bạn đời, mềm mỏng với các cộng sự hơn...) và cố gắng không nhường bước trước cám dỗ "muốn thay đổi tất cả". Vạch ra mục tiêu hợp lý cho từng lĩnh vực. Nếu giảm 1/4 các yêu sách về nhà cửa hay con cái có thể coi như một thắng lợi.
2. Đánh giá những bất lợi
Đưa ra danh sách các thuận lợi giúp bạn dễ dàng trở thành người cầu toàn và những lợi ích cụ thể của chúng. Ví dụ: mọi người tin tưởng tôi, tôi chưa nhận bất kỳ chỉ trích nào, tôi hài lòng về công việc và có một thu nhập cao, tôi tự hào về các khả năng của mình....
Tiếp đến là danh sách các khó khăn: không có thời gian cho bản thân, thường xung đột với người thân, có cảm giác chỉ cần một sai sót nhỏ là mọi chuyện hỏng bét, không bao giờ thực sự thấy thoải mái...
Đặt hai bản danh sách đó cạnh nhau, bạn sẽ biết cái giá mình phải trả cho chủ nghĩa cầu toàn.
3. Tưởng tượng mình bớt hoàn hảo ít nhất trong vài phút
Chọn lĩnh vực đòi hỏi nhiều cố gắng nhất như công việc hay cuộc sống gia đình... và tưởng tưởng buông trôi nó cho sự không hoàn hảo. Bạn cảm thấy hạnh phúc? Có nhiều thời gian hơn và ít căng thẳng? Sống thoải mái với những người xung quanh? Đâu là nguyên nhân trong số sau: tôi không muốn người khác qua mặt, nếu tôi không làm điều đó thì không ai có thể làm điều đó, mọi người tin tưởng tôi, căng thẳng là cách giúp tôi tiến bộ?
Ghi lại các câu trả lời và cố gắng hợp lý hoá chúng bằng cách đưa ra các bằng chứng chứng tỏ bạn tiến lên. Bạn sẽ nhận thấy rằng, phần lớn thời gian chỉ là những ngoại xuất cá nhân, những ý kiến đơn giản mà không phải là thực tế.
4. Phát triển giác quan sắc thái
Chủ nghĩa cầu toàn thái quá không có nhiều sắc thái, chính vì thế mà nó trở nên độc hại. Người nhiễm chủ nghĩa này chỉ biết đến hai lựa chọn: thất bại hoặc thành công.
Để điểm thêm màu vào bức tranh đen trắng đó, quan trọng là học cách tránh các cụm từ khái quát như "không bao giờ", "luôn luôn" hay thái quá: "tài tình", "vô tài. Từ đó, nhận ra các giá trị công việc, năng lực, sự vui thích mỗi khi vượt qua một thách thức hay khi mục tiêu cuối cùng không đạt được.
Đó chính là cách thoát ra khỏi tư duy "tất cả", "không gì cả" để củng cố sự tự tin, rút ra được những bài học từ một vài sai lầm.
5. Tìm lại niềm vui
Để thưởng thức hạnh phúc, cần từ bỏ - chối bỏ tất cả những gì kìm nén hạnh phúc. Trau dồi sự không hoàn hảo chính là kết hợp hài hoà giữa quyền làm vì thích và quyền làm vì một kết quả hoàn hảo.
Hãy biết làm việc bằng khả năng tốt nhất thay vì luôn nhắm đến sự tuyệt vời, như vậy cuộc sống hàng ngày sẽ có những điểm dừng nhất định và bạn có điều kiện thưởng thực thời gian hiện tại.
6. Chấp nhận con người sẵn có của mình
Chấp nhận những giới hạn, yếu điểm, sai lầm là đặc tính của kinh nghiệm và sự chín chắn. Đòi hỏi thái quá không chỉ là vòng xích trói buộc bản thân mà còn là một nhà tù đối với những người khác. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn luôn soi mói bản thân, tự kiểm duyệt, sống trong nỗi sợ hãi gây thất vọng cho người khác.
Học làm người không hoàn hảo chính là trở nên mềm dẻo, khoan dung dung hơn với những người xung quanh. Ai cũng có quyền được nhầm lẫn, đôi khi là dễ bị tổn thương như những người khác.