Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương và cơ hội cho người học luật kinh tế

Lượt xem: 92,969

Đời sống càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp luật cũng ngày càng tăng. Vì vậy luật nói chung và luật kinh tế nói riêng là một trong những ngành hot hiện nay, thu hút khá nhiều bạn trẻ theo học. Vậy “học luật kinh tế ra làm gì? Có dễ tìm việc không? Thu nhập có cao không?” là những băn khoăn của nhiều bạn. Lời giải đáp sẽ có ngay sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về ngành luật kinh tế

Trước hết để trả lời câu hỏi học luật kinh tế ra làm gì? Bạn phải hiểu đây là ngành học về những gì? Tố chất cần thiết của người học luật kinh tế là gì?

Ngành luật kinh tế là gì?

Ngành luật kinh tế là môn học về pháp luật kinh tế và các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Mục đích là điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tổ chức và quản lý kinh tế. Là một chuyên ngành riêng biệt, luật kinh tế được đào tạo tại các trường luật với kiến thức về luật hành chính, luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật hiến pháp, luật tài chính, luật lao động,…

Học luật kinh tế ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có những kiến thức cơ bản để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại tại các doanh nghiệp,… Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu và phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng giải quyết tình huống; kỹ năng thương lượng đàm phán;…

Ngành luật kinh tế là gì

Luật kinh tế học về pháp luật kinh tế và các quy phạm pháp luật (Nguồn: Internet)

Tố chất cần có của người học luật kinh tế

Để làm tốt vai trò của người học luật kinh tế, bạn cần có các tố chất như:

  • Trung thực, thận trọng, khách quan và công bằng
  • Có trí nhớ tốt
  • Năng động, sáng tạo
  • Tư duy phân tích logic, đánh giá và phán đoán vấn đề nhanh nhạy
  • Kỹ năng giao tiếp, khả năng lập luận sắc thuyết phục và đàm phán tốt
  • Giỏi ngoại ngữ
  • Có đam mê về lĩnh vực kinh tế thương mại
  • Chăm chỉ, kiên nhẫn

Top các trường đào tạo luật kinh tế tốt

Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn học Luật kinh tế tại các trường:

  • Đại học Kinh Tế - Luật
  • Đại Học Mở
  • Đại học Công nghệ TPHCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Lao động xã hội TPHCM

Còn tại khu vực Hà Nội, các trường nổi trội có đào tạo chuyên ngành này như:

  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Thương mại - ngành Luật kinh tế
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Lao động – xã hội
  • Đại học Mở Hà Nội

Top các trường đào tạo luật kinh tế tốt

Trường đại học Kinh Tế - Luật thuộc top trường chuyên đào tạo luật kinh tế (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm ngành luật kinh tế hiện nay

Nhiều bạn sinh viên lo lắng, đặt câu hỏi học luật kinh tế ra làm gì? có dễ kiếm việc làm không? Không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cũng cần tìm hiểu về pháp lý, cần đến đội ngũ nhân sự am hiểu lĩnh vực luật kinh tế. Vì vậy cơ hội khá lớn cho các bạn ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm như chuyên viên pháp lý; chuyên viên tư vấn lập pháp, hành pháp và tư pháp; chuyên gia tư vấn tài chính; luật sư;...

Tuy cơ hội rộng mở nhưng ngành học này khá khó, đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của các bạn để có thể đạt được thành công trong công việc này. Số lượng sinh viên luật kinh tế tốt nghiệp hàng năm rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy đây cũng là cơ hội và thách thức lớn cho các bạn sinh viên sau khi ra trường.

Học luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội rộng mở với nhiều vị trí thuộc lĩnh vực này

Học luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội rộng mở với nhiều vị trí thuộc lĩnh vực này (Nguồn: Internet)

Học luật kinh tế ra làm gì?

Các sinh viên ngành luật kinh tế có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như:

Chuyên viên pháp lý, pháp chế

Chuyên viên pháp chế hay pháp lý là những người chịu trách nhiệm xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước hay quốc tế đều rất cần sự tư vấn về pháp lý hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Do đó nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế đều rất cao.

Học luật kinh tế ra làm gì? Chuyên viên pháp lý, pháp chế

Bạn có thể ứng tuyển vị trí chuyên viên pháp lý, pháp chế sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế (Nguồn: Internet)

Luật sư kinh tế

Luật sư kinh tế đòi hỏi cần có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và chuyên tư vấn, giải quyết các quan hệ pháp luật, các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Hầu hết ở các nước, vị trí của luật sư nói chung và luật sư kinh tế nói riêng rất được coi trọng và có thu nhập khá cao.

Học luật kinh tế ra làm gì? Luật sư kinh tế

Học luật kinh tế ra làm gì? Bạn có thể trở thành một luật sư kinh tế (Nguồn: Internet)

Tư vấn pháp lý

Học luật kinh tế ra làm gì? Công việc tư vấn pháp lý cũng là lựa chọn của nhiều bạn khi học ngành này. Nhìn chung vị trí này cũng tương tự như chuyên viên pháp lý, pháp chế tuy nhiên tư vấn pháp lý làm việc độc lập trong các văn phòng luật hoặc các trung tâm pháp lý. Họ là người đưa ra ý kiến, tư vấn cho khách hàng tham khảo khi cần giải quyết công việc liên quan đến pháp luật.

Tư vấn pháp lý cũng là công việc được nhiều bạn lựa chọn sau khi hoàn tất khóa học luật kinh tế

Tư vấn pháp lý cũng là công việc được nhiều bạn lựa chọn sau khi hoàn tất khóa học luật kinh tế (Nguồn: Internet)

Chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp

Vị trí này làm việc trong các tổ chức cơ quan thuộc nhà nước, cơ quan cao cấp. Đây là 3 chức năng quan trọng trong hiến pháp của nước ta. Theo đó Quốc Hội là tổ chức thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Còn đại diện cho hành pháp là Chính Phủ có trách nhiệm soạn thảo, ban bố các quy định pháp luật căn cứ theo hiến pháp. Và hoạt động tư pháp sẽ được thực hiện thông qua hệ thống tòa án để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, xung đột.

Học luật kinh tế ra làm gì? Chuyên viên lập pháp, tư pháp và hành pháp

Học luật kinh tế ra làm gì? Bạn có thể đảm trách các vị trí trong bộ máy nhà nước về lập pháp, tư pháp và hành pháp (Nguồn: Internet)

Giảng viên

Bên cạnh những vị trí việc làm trên, nếu bạn học ngành Luật Kinh tế, bạn có thể trở thành giảng viên, tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, công việc dạy học không bao giờ là đơn giản vì nó không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cả tâm huyết, đạo đức của nghề nhà giáo. Nếu bạn yêu thích công việc giảng dạy, hãy tìm hiểu thêm về các cơ hội việc làm giảng viên để bắt đầu sự nghiệp của mình.

Nếu yêu thích công việc giảng dạy, bạn có thể trở thành giảng viên luật kinh tế

Nếu yêu thích công việc giảng dạy, bạn có thể trở thành giảng viên luật kinh tế (Nguồn: Internet)

Mức lương của ngành luật kinh tế?

Thắc mắc học luật kinh tế ra làm gì lương bao nhiêu rất được nhiều bạn quan tâm. Nhìn chung vị trí việc làm ở lĩnh vực này có thu nhập tương đối cao. Theo khảo sát của VietnamSalary:

  • Vị trí chuyên viên pháp lý: có thu nhập trung bình là 18.5 triệu/tháng với mức thấp nhất là 7 triệu/tháng và cao nhất là 46 triệu/ tháng.
  • Vị trí giám đốc pháp lý: lương trung bình 61 triệu/tháng với mức thấp nhất là 30 triệu/tháng và cao nhất là 150 triệu/tháng

Bạn có thể sử dụng công cụ tính lương gross - net để tính chính xác mức lương thực sau khi trừ khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân. Từ đó sẽ giúp bạn có đề nghị phù hợp về mức lương với nhà tuyển dụng.

Mức lương ngành luật kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chuyên môn, vị trí và quy mô của công ty. Để đạt được mức lương mong muốn, bạn cần nỗ lực rất nhiều không chỉ trong quá trình học tập mà ngay cả trong quá trình làm việc. Vì các thông tư, văn bản, quy định pháp lý thường được sửa đổi, ban hành mới nên người làm vị trí này đòi hỏi đòi hỏi phải thường xuyên trau dồi chuyên môn, cập nhật kiến thức.

Mức lương của ngành luật kinh tế

Thu nhập của ngành luật kinh tế tương đối cao (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi về học luật kinh tế ra làm gì?

Có nên học luật kinh tế không?

Ngành luật kinh tế đang khan hiếm nhân sự giỏi, cơ hội việc làm rộng mở, lương và môi trường làm việc tốt,… Vì vậy nếu bạn nhận thấy mình có tố chất và yêu thích các công việc kể trên thì hãy tự tin đăng ký học luật kinh tế. Không chỉ ở luật kinh tế mà ở bất kỳ lĩnh vực nào, CareerViet tin rằng với sự quyết tâm cộng với những kỹ năng cần thiết ở mỗi lĩnh vực bạn sẽ thành công.

Học luật kinh tế có dễ xin việc không?

Bên cạnh câu hỏi học luật kinh tế ra làm công việc gì thì thắc mắc học luật kinh tế có dễ tìm việc không cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, Việt Nam trở thành thành viên của WTO việc hiểu biết luật pháp là điều quan trọng. Từ đó nhu cầu chất lượng cao đối với luật kinh tế hiện nay rất lớn. Tuy nhiên nguồn cung nhân sự ở ngành này hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Nếu bạn là một cử nhân luật kinh tế xuất sắc thì không phải băn khoăn trước câu hỏi học luật kinh tế có dễ tìm việc không.

Đời sống càng phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp luật cũng ngày càng tăng. Vì vậy luật nói chung và luật kinh tế nói riêng là một trong những ngành hot hiện nay, thu hút khá nhiều bạn trẻ theo học. Vậy “học luật kinh tế ra làm gì? Có dễ tìm việc không? Thu nhập có cao không?” là những băn khoăn của nhiều bạn. Lời giải đáp sẽ có ngay sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu nhé.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay