Học tiếng Anh thương mại, làm công việc nào?

Lượt xem: 155,491

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Sau khi tốt nghiệp ngành tiếng anh thương mại, các bạn sinh viên có thể tìm kiếm cho mình các công việc liên quan đến ngành như phiên dịch viên hoặc các công việc trái ngành như nhân viên marketing, tùy thuộc vào định hướng của các bạn.

TTO - * Em là sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh Trường ĐH Thương mại. Hiện em đang rất mông lung về công việc sau này.

Em học tiếng Anh thương mại, không được đào tạo chuyên sâu Anh ngữ nên khả năng biên dịch và phiên dịch của em không tốt lắm. Ở trường em được học các kiến thức chung về thương mại, nắm được một số thuật ngữ về thương mại nhưng cũng không phải chuyên sâu.

Em băn khoăn không biết sẽ làm được công việc gì phù hợp. Qua tham khảo ý kiến một số người, em định hướng sẽ làm về xuất nhập khẩu. Liệu em có thể làm được không? Nếu được, em cần nâng cao những kỹ năng và kiến thức gì?

(cheryl_trymybest@...)

- Chào bạn. Với bằng cử nhân tiếng Anh thương mại, sau khi tốt nghiệp bạn có thể lựa chọn một trong những ngành nghề sau:

1. Biên phiên dịch: đây là một nghề đòi hỏi khả năng về ngôn ngữ học và những kiến thức xã hội rộng lớn về các nền văn hóa, đất nước, con người, phong tục, thói quen; các lĩnh vực kỹ thuật liên quan… Do vậy không phải ai biết ngoại ngữ là có thể làm được công việc này.

Một yếu tố quan trọng của nghề này là bạn luôn ý thức đạo đức nghề nghiệp và hướng đến sự trung thực, khách quan. Nếu bạn chọn theo nghề này, bên cạnh việc trau dồi để có thành tích học tập tốt, lời khuyên của tôi là bạn nên tham gia các khóa kỹ thuật phiên dịch nâng cao để có đáp ứng được yêu cầu công việc và hoàn toàn tự tin vào kiến thức và khả năng của mình.

2. Trợ lý/Thư ký: Nếu ứng tuyển vị trí này, bạn sẽ phụ trách công việc sắp xếp các công việc phù hợp với tiến trình hoạt động của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết những vướng mắc nhỏ và báo cáo thường xuyên cho cấp trên.

Công việc này đòi hỏi khả năng ngôn ngữ của bạn trong các tài liệu, hợp đồng mà bạn là người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát. Do vậy, kỹ năng biên phiên dịch cũng là yếu tố cần thiết cho vị trí này. Bên cạnh đó, bạn còn cần đáp ứng kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt để có thể cùng cấp trên giao lưu và thương lượng với đối tác.

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, để có kiến thức cơ bản về nghề này, các bạn có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về thư ký giám đốc hoặc quản trị văn phòng để hoàn thiện kỹ năng và đạt hiệu quả cao nhất.

3. Xuất nhập khẩu: Đối với vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu, các nhà tuyển dụng thường đưa ra một số yêu cầu như ứng viên phải nắm vững quy trình xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch, hiểu biết về hàng hóa và thị trường trong nước và quốc tế… Theo đó, khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học là yêu cầu không thể thiếu.

Ngoài ra, nếu chọn công việc này, bạn cần trang bị một số kỹ năng mềm như đàm phán/thuyết phục, giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… Học thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và một số kỹ năng để tự tin hơn trong công việc.

Tôi hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về công việc phù hợp với chuyên ngành của bạn. Qua đó, bạn có thể thấy cơ hội việc làm khá rộng mở, vấn đề của bạn là mục tiêu và định hướng phát triển bản thân.

Để thành công trong mỗi công việc, bạn phải thật sự say mê, nỗ lực tìm tòi học hỏi và có tâm huyết với nghề mà bạn đã chọn.

Chúc bạn thành công!

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay