Học việc trước khi làm việc

Lượt xem: 12,506

Học việc là bước đầu tiên để bạn làm quen với nghề, chứng tỏ bản thân và thiết lập các mối quan hệ. Bí quyết đầu tiên của giai đoạn này là: hãy chịu khó.

Học việc trước khi làm việc

Theo chân “đàn anh” khó tính

Cùng học khoa báo chí, trong khi bạn bè chọn mảng “dế xơi” khi thực tập thì Trang, một tân cử nhân, chọn mảng khoa học rất “khó nuốt”. Đã vậy, người phụ trách của cô lại là một trưởng ban khó tính. Ban đầu, những tin cô viết đều bị ông bắt sửa lại nhiều lần. Ông còn thường xuyên mắng Trang về tội giao tiếp kém, ghi chép không cẩn thận… Mọi người trong tòa soạn nhìn cô ái ngại.

Thế nhưng sau khi ra trường, người ta vẫn thấy Trang lẵng nhẵng theo "đàn anh" khó tính, đến khi được mời về làm việc cho tòa soạn. Tại đây, những gì cô đã được học hỏi phát huy tối đa. Nhiều bài viết đã gây tiếng vang.

"Tầm" kinh nghiệm

Hiện nay, nhiều ứng viên xin việc không bằng cấp nhưng vẫn hội đủ kinh nghiệm và dễ dàng vượt qua ứng viên bằng cấp đầy mình. Kinh nghiệm đó họ “bói” từ đâu ra?

Đó là nhờ họ biết học hỏi những người đi trước, đặc biệt là những người đã thành công. Đó chính là kho kinh nghiệm quý giá, chứa đựng nhiều “tuyệt chiêu” và “bí kíp”.

Anh Nguyễn Hòa Kha, Giám đốc tài chính Công ty cổ phần Mai Sinh, quận Bình Thạnh, TP HCM, chuyên phân phối hàng tiêu dùng, cho biết: “Muốn học việc, bạn phải có định hướng nghề nghiệp đúng, năng động, ham học hỏi và tư duy tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể học việc bằng cách làm nhân viên tập sự, nhân viên bán thời gian”.

Học trước khi làm

Nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ rất bỡ ngỡ và vấp phải nhiều khó khăn trong ngày đầu đi làm hoặc khi bắt tay vào công việc mới. Quan trọng hơn, lúc học việc chăm chỉ, say mê cũng là lúc bạn đang chứng tỏ mặt tích cực của mình nhất.

Khi có kinh nghiệm trong tay cũng là lúc bạn đã đủ bản lĩnh, tự tin để quyết định "giá" của mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay