Hội chứng bận rộn

Lượt xem: 13,617

 

Không biết cách sắp xếp, nhiều bạn trẻ đã tự đẩy mình vào thế giới bận rộn.

30 tuổi, trưởng phòng kinh doanh của một công ty nước ngoài, Nam lúc nào cũng thấy thiếu thời gian: “Ước gì một ngày có hơn 24h nhỉ!”. Nếu quả thật một ngày có tới 30h, liệu chúng ta có thật sự rảnh rang hơn?

Câu trả lời chưa chắc đã là CÓ


Các đồng nghiệp trong cơ quan chẳng lúc nào thấy Ngân nghỉ ngơi dù chỉ là mấy giây, mặt mũi lúc nào cũng căng như quả bóng chuẩn bị vỡ. Lắm khi, hơn chín giờ tối rồi mà phòng làm việc của Ngân vẫn sáng đèn.

Buổi trưa, lúc mọi người ăn uống trò chuyện vui vẻ, nghỉ ngơi lấy sức. Còn Ngân mắt cứ dán vào màn hình máy tính, cổ thì kẹp lấy điện thoại, tay gõ bàn phím… Bữa cơm tối cùng cha mẹ, Ngân vẫn ôm laptop. Cuối tuần, người yêu rủ đi chơi, Ngân chối bai bải: “Em phải làm việc. Ngày mai phải nộp báo cáo cho sếp rồi”.

Làm việc liên tục như thế, suốt ngày, thâu đêm. Hôm sau đến công ty, Ngân đi làm trễ cùng với bộ dạng thiếu ngủ. Không tập trung, việc mới chồng lên việc cũ. Đêm xuống, cô lại lao vào làm việc như con thiêu thân. Ngân sống với nhịp độ sinh học chắc chỉ có ở ngoài hành tinh khác. Nếu một ngày của Ngân dài hơn 24h, cuộc sống của Ngân chắc chắn vẫn diễn ra như thế, và Ngân vẫn bận rộn như thế.

Tại sao thế nhỉ?

Một ngày thông thường chúng ta có 8h để làm việc. Thực sự, những bạn trẻ như Ngân, như Nam có bận rộn như họ vẫn than phiền? Chưa chắc. Quan trọng là bạn có biết cách quản lý và sử dụng hữu ích quỹ thời gian trong ngày hay không.

- Đầu buổi làm việc, bạn hãy dành khoảng 5-7 phút kiểm tra, sắp xếp, lên lịch công việc phải làm trong 1 ngày theo thứ tự từ khó đến dễ, từ việc gấp đến việc không cần phải hoàn thành ngay.

- Cố gắng thực hiện khối lượng công việc theo đúng lịch trình, chớ để tình trạng: trong giờ làm việc thì chát chít “điên cuồng”, ngáp ngắn ngáp dài, buôn chuyện; hết giờ mới lo cuống cuồng làm việc rồi lại luôn mồm kêu sao nhiều việc thế.

- Giữ gìn sức khỏe và biết cách chăm sóc bản thân, cố gắng ngủ và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế mang công việc về nhà.

- Hãy chia sẻ và trao đổi thêm với sếp và đồng nghiệp nếu công việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Đó là một vài mẹo giúp bạn thoát khỏi hội chứng bận rộn, kẻ thù đẩy bạn vào căn bệnh stress đấy.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay