Hội chứng ngày thứ hai

Lượt xem: 18,050

Nếu bạn đặt câu hỏi “Anh, chị ghét nhất ngày nào trong tuần? ” với những người đang đi làm, đa số sẽ trả lời bạn đó là thứ hai . Vì sao ngày đầu tuần trở nên đáng ghét đến thế, đấy chẳng phải là một thời điểm khởi động bắt đầu một tuần làm việc mới sao?

Hội chứng ngày thứ hai

Gần đây, người ta ra hay nhắc đến “hội chứng ngày thứ hai” như một hiện tượng đe dọa đời sống văn phòng. Nó là nguyên nhân tạo ra một tác phong làm việc tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến năng sức lao động

Trong khi dư âm của những cuộc vui cuối tuần vẫn còn tràn nghập tâm trí thì việc nghĩ đến hàng chồng hồ sơ, hàng đống công việc đang chờ bạn quả là một cảm giác khó chịu. Bạn có bao giờ cảm thấy uể oải và chẳng muốn ra khỏi nhà vào sáng thứ hai? Chúng ta đành chấp nhận tình thế này lặp đi lặp lại với vào mỗi tuần? Không hẳn như vậy. Thật ra, cũng chẳng khó lắm để đối phó với cảm giác tiêu cực này.

Đừng để bị lấn áp hay cố gắng phủ nhận

Bạn đừng cố gắn chối bỏ cảm giác này, vì như thế bạn sẽ bị nhấn chìm trong vô số những nổi lo lắng khác liên quan đến công việc, không có cách gì đẩy lui được tâm trạng này ngay lập tức. Hội chứng ngày thứ hai không chỉ làm bạn mất đi sự sáng suốt vốn có mà còn  ảnh hưởng đến động lực và năng sức làm việc, bạn phải cần bình tĩnh và tìm cách đối phó từ từ, tránh việc phủ nhận hay để rơi vào suy nghĩ “mặc kệ ra sao thì ra”

Biết rõ mình muốn gì

Mỗi ngày đầu tuần, bạn thường đi đến cơ quan với ý nghĩ mong muốn rằng sẽ chẳng có công việc cần giải quyết gấp hay vấn đề khó khăn nào đang đợi mình, tuy nhiên sau đó bạn lại thất vọng ghê gớm. Chúng ta thường cố gắng đánh lừa mình như thế để rồi cảm thấy hụt hẫng.

Thay vào đó, tại sao bạn không nghĩ đến những chuyện mình sẽ bắt tay vào làm khi đến công ty. Như thế, bạn đã chuẩn bị tinh thần sẳn sàng làm việc, vượt qua những cảm giác uể oải đang áp đảo bạn.

Bắt tay ngay vào những vấn đề quan trọng

Nếu như cuối tuần trước ông giám đốc ngân hàng có hứa sẽ xem xét lại vấn đề hổ trợ tài chính cho công ty bạn,  thì tất nhiên bạn cần phải gọi ngay cho ông ta càng sớm càng tốt. Đừng trì hoãn những việc ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của công ty.

Xếp thứ tự ưu tiên cho những việc phải làm

Mọi công việc điều có những mức độ quan trọng cao thấp khác nhau. Hãy dựa vào những tiêu chuẩn, nguyên tắc cũng như yếu tố khách quan  để thiết lập một bậc thang thứ tự ưu tiên áp dụng vào công việc. Nhờ thế, bạn sẽ cảm thất đỡ rối hơn, nhất là thời điểm bắt đầu một tuần mới. Ví dụ như, bạn cần nhận và trả lời các email công việc trước khi sắp xếp lại bàn làm việc cho tinh tuơm.

Lập thời khóa biểu cho công việc

Bạn hãy tập cho mình một thói quen làm việc theo một thời khoá biểu nhất định. Hãy liệt kê ra các công việc thuộc quyền hạn và nhiệm vụ của mình, thiết lập thời biểu thực hiện và hoàn thành. Như thế, tác phong làm việc của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp và khoa học hơn nhiều. Khi đã có sẳn danh sách công việc, bạn sẽ nhận ra thứ hai sẽ không khác mấy so với những ngày còn lại trong tuần.

Dứt điểm công việc của tuần trước vào ngày thứ sáu

Đối với những công việc thường lệ, bạn nên hoàn tất vào thứ sáu. Được vậy, bạn sẽ có những ngày cuối tuần hoàn toàn thoải mái không bị vướng bận tâm trí vì công việc. Thêm vào đó, bước chân đến cơ quan bạn sẽ đở nặng nề hơn khi không bị thúc bách vì những công việc còn dang dở từ tuần trước

Qui định thời hạn cho công việc

Việc làm không bao giờ chấm dứt hay dừng lại. Chúng sẽ xoay vòng và những vấn đề mới sẽ đến với bạn liên tục. Vì thế, tốt nhất bạn nên đề ra thời hạn hoàn thành công việc. Bạn càng trì hoãn thì bạn càng bị công việc thúc ép mà thôi. Theo nghiên cứu, việc trì hoãn sẽ làm giảm từ 10-15 % hiệu sức làm việc của một người

Sẳn sàng đón nhận khó khăn mới

Bạn phải luôn chuẩn bị tư thế và sẳn sàng đối phó với mọi tình thế khó khăn sẽ đến, đó là những chuyên xảy ra hàng ngày trong công việc chứ không chỉ riêng ngày thứ hai. Chuyện gì đến thì sẽ đến. Vì thế, đừng để cảm giác e ngại, lo lắng làm khổ bạn.

Thư giãn chút ít giữa giờ

Ngồi sau bàn làm việc, dán màn mắt vào màn hình vi tính suốt 8 tiếng không phải là phương pháp làm việc tốt và có hiệu quả, nhất là vào ngày thứ hai. Thỉnh thoảng bạn phải cho phép mình thả lỏng cơ thể một chút, ra hành lang hay ban công văn phòng, nhấp nháp chút trà hay cà phê cho thư thả đầu óc. Bạn sẽ thấy tinh thần phấn chấn lên rất nhiều khi bắt tay  làm việc trở lại.

Biết rõ điểm dừng  của mình

Dù cho có là thiên tài thì cũng có một mức giới hạn trong công việc. Bạn càng không phải là siêu nhân hoặc một cái máy có thể quán xuyến hay hoạt động liên tục không nghỉ ngơi. Đừng để công việc đánh gục và lấy hết sức lực của bạn, bạn phải biết nhận ra thời điểm dừng lại đúng lúc. Sự cố gắn vào lúc ấy chẳng những không có hiệu quả mà đôi khi còn đẩy bạn vào những vũng lầy công việc. Hãy trình bày với sếp sự quá tải của bạn, ông ta ta sẽ hiểu nếu lý lẽ của bạn hiển nhiên và  rõ ràng.

Chỉ với một ít thời gian để điều chỉnh những công việc cần thiết, ghi nhớ những lời khuyên trên đây sẽ giúp ngày làm việc đầu tuần của bạn trở nên thoải mái dễ chịu hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay