Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Lượt xem: 14,532Khi tuyển dụng, trình độ chuyên môn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí công việc cụ thể và cách bạn trình bày nó cũng có thể tạo sự ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. Vậy trình độ chuyên môn là gì, và làm thế nào để bạn có thể viết phần này một cách chính xác? Tất cả thắc mắc sẽ được CareerViet giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm:
- 5 bước đơn giản để phát triển năng lực chuyên môn cho nhân viên
- Nghề nghiệp yêu cầu trình độ cao đẳng thì thời gian thử việc là bao lâu?
- Nhóm câu hỏi thường dùng của nhà tuyển dụng
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn, hay Professional Qualification, đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả năng lực và khả năng cá nhân đối với một lĩnh vực cụ thể. Nó không chỉ đơn thuần là sự tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập, mà còn phản ánh khả năng áp dụng kiến thức đó vào thực tế, cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Trình độ chuyên môn thường được biểu thị bằng các bằng cấp như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp,... chúng thể hiện quá trình đào tạo được thực hiện tại các tổ chức giáo dục được chính phủ công nhận.
>>> Xem thêm:Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Trình độ chuyên môn giúp mô tả khả năng của cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể - Nguồn: Internet
7 cấp bậc trong trình độ chuyên môn
- Trình độ Sơ cấp:
Trình độ này thường áp dụng cho các chương trình đào tạo ngắn hạn và thường được đào tạo tại các trường dạy nghề. Học viên sau khi hoàn thành chương trình sơ cấp sẽ có khả năng thành thạo công việc và áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả.
- Trình độ Trung cấp:
Đây là một trình độ chuyên môn dành cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở. Thời gian học trung cấp thường kéo dài từ 2 năm đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và 4 năm đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên sau khi hoàn thành chương trình trung cấp sẽ có kiến thức chuyên môn và khả năng làm việc độc lập.
- Trình độ Cao đẳng:
Trình độ này áp dụng cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tập trung đào tạo kiến thức liên quan đến một ngành nghề cụ thể. Sinh viên sau khóa học sẽ có kiến thức chuyên sâu về ngành tương ứng, kỹ năng thực hành và giải quyết các vấn đề phức tạp, cũng như khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, quản lý dự án cơ bản.
- Trình độ Đại học:
Đây là trình độ đào tạo đa dạng và bao gồm kiến thức lý thuyết toàn diện. Đồng thời, nó cũng phát triển kỹ năng phản biện, tổng hợp, và phân tích vấn đề trong thực tiễn, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp. Thời gian đào tạo đại học tùy thuộc vào ngành học, thường sẽ từ 4 đến 6 năm.
- Trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ:
Trình độ này dành cho những người đã tốt nghiệp đại học và muốn theo đuổi kiến thức chuyên sâu hơn. Chương trình thạc sĩ thường kéo dài 2 năm và tập trung vào việc phát triển kiến thức chuyên môn cao cấp.
>> Xem thêm:
Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Viết sơ yếu lý lịch là một bước quan trọng trong tìm kiếm việc làm, nên đảm bảo tính trung thực là rất quan trọng. Để phù hợp với vị trí ứng tuyển, bạn cần thể hiện chính xác trình độ chuyên môn của mình, không được sai sót hoặc làm giả. Bởi vì, người tuyển dụng có thể kiểm tra trình độ chuyên môn dễ dàng qua bằng cấp và năng lực thể hiện trong công việc.
Sau khi bạn đã hiểu rõ về trình độ chuyên môn và các bậc thường gặp của nó thì việc bạn điền nội dung vào trong sơ yếu lý lịch sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên ghi bậc cao nhất bạn đã đào tạo và đi kèm với giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học. Điều này giúp chứng minh những thông tin bạn trình bày cũng như làm nổi bật sự phù hợp của bạn với công việc.
Ví dụ, nếu bạn tốt nghiệp ngành Luật, bạn có thể ghi "Đại học - Luật" trong sơ yếu lý lịch của bạn.
Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn - Nguồn: Internet
So sánh giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất mà một người đạt được sau khi hoàn thành các khóa học và chương trình học tại các cấp học khác nhau. Các trình độ này phản ánh sự phát triển và học vấn của mỗi người trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các cấp học, trình độ đào tạo bao gồm:
- Giáo dục mầm non: giáo dục cho trẻ nhỏ và mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Giáo dục nghề nghiệp: trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác.
- Giáo dục đại học: trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
>>> Xem thêm:Đưa nền tảng học vấn vào đơn xin việc
Trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Tiêu chí |
Trình độ chuyên môn |
Trình độ học vấn |
Kiến thức đào tạo cho người học |
Bạn được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. |
Bạn chỉ được học những lý thuyết chung và cơ bản. |
Khả năng ứng dụng thực tế |
Sau khi hoàn thành sẽ có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đảm nhận công việc thuộc một lĩnh vực nhất định. |
Sau khi hoàn thành sẽ chỉ có những kiến thức bao quát, khái niệm chung, có thể đảm nhận các không việc đơn giản, không yêu cầu chuyên môn. |
Tầm quan trọng |
Là thành phần quan trọng giúp đánh giá năng lực và sự phù hợp giữa bạn và công việc. |
Là yếu tố cần phải có đối với hầu hết các vị trí, nhưng chưa đủ để đánh giá năng lực hay khả năng phù hợp của bạn đối với công việc. |
Như vậy, viết phần trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch không chỉ đơn thuần là việc liệt kê danh sách các khóa học hoặc bằng cấp mà bạn có. Đó còn là cơ hội để bạn thể kiện khả năng, kiến thức và sự chuẩn bị cơ bản cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy nhớ rằng sơ yếu lý lịch của bạn là cánh cửa đầu tiên mà nhà tuyển dụng mở ra để khám phá năng lực của bạn. CareerViet chúc bạn thành công trong việc tạo nên một sơ yếu lý lịch ấn tượng và chuyên nghiệp!
>>> Xem thêm: