Hướng nghiệp: Làm cho vui!
Lượt xem: 12,716Nhiều hiệu trưởng thừa nhận việc hướng nghiệp chỉ làm cho có, chủ yếu để học sinh được cộng điểm thi tốt nghiệp...
15g ngày 1-11, lớp học dinh dưỡng với trên 40 học sinh (HS) của Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bắt đầu bài học đầu tiên: tỉa hoa. Các bài học kế tiếp là làm món đãi tiệc: gỏi ngó sen tôm thịt, kình ngư tắm nắng, sườn xào chua ngọt... Nhiều HS nam cũng tỉa gọt quả dưa leo để xếp thành hoa hồng dù đây là chuyện bếp núc của phái nữ.
Có nghề nào “hướng” nghề đó
Ông Lê Duy Tân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu, phân trần: “HS nam theo học nghề dinh dưỡng là chuyện bình thường. Các em cho rằng đây là nghề học dễ, thi dễ đậu nên theo học rất đông”. Ông Tân dẫn chứng: Năm học 2005-2006, khối lớp 10 có 904 học sinh (HS) đăng ký học nghề thì có tới 557 học sinh đăng ký học dinh dưỡng, 217 HS đăng ký học tin học... Riêng lớp 10A6 có 46/50 em đăng ký học dinh dưỡng, chỉ có 4 em học tin học.
Trong khi danh mục nghề có đến 12 nghề thì tại sao HS chỉ tập trung vào một số nghề. Ông Tân cho biết: Hiện nay, trường chỉ dạy bốn nghề: dinh dưỡng, vẽ kỹ thuật, vẽ kiến trúc, tin học. Các năm trước trường có mở nghề kế toán nhưng các em cho rằng đây là nghề khó học nên riết rồi không có HS nào đăng ký học.
Việc “hướng” HS vào vài nghề mình có rất phổ biến ở các trường. Tại Trường THPT Củ Chi, HS học 2 nghề chăn nuôi gà và vi tính. Trong đó, HS đăng ký học chăn nuôi gà chiếm tỉ lệ 70% - 80%. Nguyên nhân, HS cho rằng học chăn nuôi dễ kiếm điểm cao. Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q. Gò Vấp “hướng” HS vào hai nghề là dinh dưỡng và tin học. Người quản lý quan niệm nghề này cần thiết cho HS và trường có đủ điều kiện để dạy.
Chạy theo thành tích
Ông Mai Ngọc Luông, Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM:
Đi sai mục đích
Việc tổ chức cho HS học nghề của Bộ GD-ĐT với mong muốn trang bị cho các em HS những kiến thức bổ ích nhất trong cuộc sống là mục đích tốt.
Tuy nhiên, để khuyến khích các em học, bộ chủ trương cộng bổ sung vào điểm thi tốt nghiệp THPT cho các em dần dần đang đi sai mục đích.
Hiện nay, nhiều HS chọn nghề dễ đăng ký học chỉ với mong muốn làm cứu cánh cho điểm thi tốt nghiệp. Để việc giáo dục nghề cho các em đi đúng mục đích thì nên bỏ việc cộng điểm thi nghề vào điểm thi tốt nghiệp THPT.
Không dừng lại ở việc chỉ dạy những nghề mình có, nhiều trường còn có xu hướng hướng nghiệp cho HS hết sức lệch lạc.
Với HS yếu, HS hệ bán công, các trường thường tư vấn cho các em vào nghề dễ học, dễ đậu loại giỏi như dinh dưỡng, chăn nuôi... để nếu có lỡ rớt tốt nghiệp thì cũng được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp (thi nghề đạt loại giỏi được cộng 2 điểm, khá 1,5 điểm, trung bình 1 điểm nếu rớt tốt nghiệp). Đây cũng là cách nâng tỉ lệ đậu tốt nghiệp của trường.
Quan niệm của người quản lý như vậy dẫn đến tâm lý HS chỉ học nghề cầm chừng cho vui. Ví dụ ở Trường THPT Võ Thị Sáu, lớp 10A1 là lớp HS giỏi lẽ ra các em phải học nghề kế toán, vi tính, vẽ kỹ thuật... thì có đến 33 HS học dinh dưỡng, chỉ có 16 HS học tin học, 6 HS học vẽ kiến trúc.
Với thời lượng 120 tiết/nghề, bố trí mỗi tuần 1 buổi học 2,5 tiết trong suốt năm học lẽ ra HS phải rất rành rẽ một nghề nhưng thực tế không phải như vậy. Anh H.H, phụ huynh HS Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình, bức xúc: “Con tôi học nghề điện cả năm trời, bây giờ cháu chỉ gắn bóng đèn thôi mà cũng không xong!”.
Lãng phí 11,6 tỉ đồng/năm
Theo ông Nguyễn Hoài Chương, Trưởng Phòng THPT Sở GD-ĐT TP.HCM, hằng năm có khoảng 80.000 HS THCS, THPT dự thi nghề do sở tổ chức với các nghề như dinh dưỡng, tin học, may mặc, điện, nông nghiệp, chăn nuôi, chụp hình...
Với học phí học một nghề bình quân 120.000 đồng/HS và lệ phí thi 25.000 đồng/HS thì số tiền phụ huynh bỏ ra hàng năm cho việc học nghề của con em mình là khoảng 11,6 tỉ đồng. Liệu có cần thiết phải bỏ ra số tiền quá lớn để nhằm mục tiêu vớt những HS bị rớt tốt nghiệp