Hủy lời mời tiếp nhận công việc? Không sao đâu (Phần 2)

Lượt xem: 9,905

Bộ phận tuyển dụng rút lại lời mời làm việc, nhưng nếu có phản ứng phù hợp, bạn vẫn đảm bảo được các lựa chọn nghề nghiệp hiện tại và tương lai của mình.

Phản ứng với một lời đề nghị bị rút lại

Nếu lời mời làm việc bị rút lại dù bạn đã cố gắng thiện chí hết sức thì bạn vẫn có thể áp dụng một số hành động để “giữ cơ hội mở”:

1.    Tìm một lời giải thích:Hãy bình tĩnh, bày tỏ rằng bạn thất vọng vì đã không có được cơ hội này, và đề nghị một lời giải thích chi tiết. Thông tin này có thể giúp bạn ngăn chặn các lỗi khách quan từ phía bản thân, hoặc ít nhất cũng xác nhận được rằng đây hoàn toàn là tình huống không lường trước được từ phía công ty.

2.    Kiểm tra xem khi nào có vị trí trống:Nếu đây là một vấn đề về tổ chức, liệu có khả năng vị trí công việc này sẽ cần người trở lại và đấy là thời điểm nào? Hãy để đầu mối tuyển dụng biết bạn vẫn quan tâm, phòng khi cơ hội mở trở lại mà bạn vẫn muốn được cân nhắc.

3.    Giữ liên lạc: giữ liên lạc với bộ phận nhân sự của công ty qua email nếu họ hứa hẹn về thời điểm mở lại vị trí. Sau đó, bạn có thể cân nhắc có nên tiếp tục chờ đợi cơ hội, hay là sẽ bước tiếp sang một cánh cửa mới. Thương lượng các lựa chọn khác: Nếu bạn có điều kiện linh hoạt và thực sự yêu thích công ty, hãy tìm hiểu xem liệu bạn có thể làm việc bán thời gian hay thử sức ở một bộ phận khác để chứng minh khả năng (việc hỏi không làm hại ai đâu).

4.    Đừng dừng tìm kiếm công việc: Không có gì chắc chắn là công việc này sẽ được mở lại hoặc khi mở lại, bạn vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất. Vì vậy, hãy cho phép bản thân luôn trong trạng thái linh hoạt và tiếp tục tìm kiếm các vị trí khác cho đến khi bạn được ký kết công việc này hoặc bất kì công việc nào khác.

Biết quyền của mình

Dù các nhà tuyển dụng có quyền rút lại lời đề nghị, họ không được phép làm như vậy nếu các lý do liên quan đến chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo hoặc nguồn gốc quốc gia (nhất là ở các công ty đa quốc gia). Nếu bạn có căn cứ rằng đề nghị nhận việc của mình bị rút lại vì các yếu tố phân biệt đối xử này, hãy thử nghĩ đến việc liên hệ với công ty mẹ hoặc đi tìm sự trợ giúp từ các tổ chức pháp lý.

Không cầm đèn chạy trước ô tô

Cuối cùng, đừng bỏ công việc hiện tại cho đến khi bạn chính thức ký kết công việc mới và biết rằng bạn đáp ứng đủ các yêu cầu của công ty tuyển dụng. Ngoài ra, có một kế hoạch dự phòng chi tiết cho trường hợp xấu nhất xảy ra: lời đề nghị bị rút lại sau khi bạn đã bỏ việc.

Chuẩn bị trước tâm lý cho một lời mời làm việc vô hiệu sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình - cho đến khi bạn chính thức bước qua ngày làm việc đầu tiên tại vị trí mới.

>>> Bài liên quan: Hủy lời mời tiếp nhận công việc? Không sao đâu (Phần 1)

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay