Khi bạn bị sa thải
Lượt xem: 13,573
Sự suy yếu của nền kinh tế đã khiến không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng. Và một trong những giải pháp để vượt qua thời kỳ này mà các doanh nghiệp lựa chọn là cắt giảm nhân sự. Tất nhiên, bạn khó có thể thoát khỏi danh sách trên.
Theo khảo sát trong tháng 5 của CareerViet, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên tới 5.5% và ngày càng nhiều các doanh nghiệp nói rằng họ buộc phải cho các nhân viên nghỉ việc.
Trong khi mất việc chẳng bao giờ là một tin tốt lành cả thì điều đó cũng không phải là quá thất vọng. Vì đây có thể là cơ hội để bạn có thể thay đổi mục tiêu và tìm một công việc mới tốt hơn.
Khi sếp cho bạn nghỉ việc, chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy tức giận, buồn chán và nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, ngày tiếp theo, bạn đã lấy lại được tinh thần và vượt qua mọi khó khăn. Bằng cách nào?
Đặt ra các câu hỏi đúng
Nếu bạn bị sa thải vì một lý do nào đó, do bạn, do công việc hoặc là do sếp thì bạn cũng cần phải biết những gì đã làm và không làm trước đó.
Todd Dewett, giáo sư dạy bộ môn quản lý ở trường đại học Wright State, Dayton, Ohio, đồng thời là tác giả của cuốn "Leadership Redefined," khuyên bạn nên tự hỏi nhiều dạng câu hỏi khác nhau để đánh giá kinh nghiệm của mình.
Tại sao điều này lại xảy ra với bạn? Các kỹ năng cần thiết mà bạn cần có để tránh được tình huống tối tệ có thể xảy ra trong tương lai? Bạn phải phát triển các mối quan hệ như thế nào? Những gì đã xảy ra đó có phải là phong cách làm việc theo nhóm của bạn hoặc các kỹ năng lãnh đạo mà bạn cần phải xem xét lại không?
Sau đó, bạn có thể bắt đầu trả lời toàn bộ câu hỏi trên. Nếu bạn đổ lỗi cho người khác thì bạn chỉ cảm thấy tức tối và có những suy nghĩ tiêu cực mà thôi!
Cho nên cách tốt nhất là hãy cảm thấy thoải mái về nó. Sau khi nghe được tin bị sa thải, có thể bạn đang chờ đợi ai đó để trút cơn tức giận hoặc là rơi những giọt nước mắt đáng thương, tuy nhiên, những hành động ban đầu đó không đến nỗi tiêu cực như bạn nghĩ. Bạn có thể mỉm cười và hãy nghĩ đến những lợi ích của việc sa thải.
Và bây giờ bạn phải làm gì?
Thăm dò vị trí của bạn. Quyết định xem bạn nên tiếp tục theo đuổi lĩnh vực tương tự này nữa hay không, biết đâu đấy bạn muốn tạo sự thay đổi hoặc muốn mở công ty riêng.
Đặt ra kế hoạch. Một khi bạn biết được lĩnh vực mong muốn thì bước tiếp là cần phải theo đuổi nó.
Kiên trì. Nghiên cứu công việc mới, bạn phải đặt ra kế hoạch, khi chưa có được vị trí mong muốn, bạn cũng không nên nản chí. Thành công luôn đến với những người biết kiên nhẫn và chớp thời cơ.